| Hotline: 0983.970.780

Ngắc ngoải mô hình "mỗi làng một sản phẩm"

Thứ Sáu 07/10/2011 , 11:54 (GMT+7)

TPHCM đã tiên phong học tập kinh nghiệm và triển khai xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Kết quả, các làng nghề vẫn trong tình trạng èo uột, công nghệ sản xuất lạc hậu và mang tính tự phát…

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông đang ngắc ngoải để tồn tại

Trong 5 năm qua, xuất phát từ mô hình ở Nhật Bản và Thái Lan, TPHCM đã tiên phong học tập kinh nghiệm và triển khai xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Kết quả, các làng nghề vẫn trong tình trạng èo uột, công nghệ sản xuất lạc hậu và mang tính tự phát…

Từ hiệu quả của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” tại một số nước, đặc biệt là Nhật Bản, Thái Lan, ngay từ năm 2006, ngành nông nghiệp TPHCM đã triển khai một số hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào “mỗi làng một nghề”, “mỗi làng một sản phẩm” trên địa bàn ngoại thành, trong đó tập trung mạnh nhất tại 4 làng nghề đan lát, bánh tráng, nuôi - chế biến cá sấu và làm muối. Sau 5 năm thực hiện, chỉ duy nhất có làng nghề nuôi và chế biến cá sấu còn có thuận lợi do đây là sản phẩm “quá độc”, 3 làng nghề còn lại vẫn cơ bản “giậm chân tại chỗ”, chưa có biến chuyển đáng kể, thậm chí có làng nghề còn thua lỗ, đứng trước nguy cơ giải thể.

Đơn cử như làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi đã có hơn 100 năm qua. Năm 2003, khi “lọt” vào danh sách rót vốn xây dựng mô hình mẫu,  lãnh đạo xã này sốt sắng lập đề án phát triển làng nghề bánh tráng rất bài bản và hoành tráng. Nhiều tỷ đồng cũng đã được đổ về đây để mở các lớp tập huấn, cho vay hỗ trợ lãi suất, tham quan mô hình, cải thiện đường, điện… nhằm làm cho ra mô hình mẫu “Mỗi làng một sản phẩm”.

Những tưởng nhận được sự quan tâm và đầu tư lớn của thành phố, làng bánh tráng Phú Hòa Đông sẽ ăn nên làm ra, phát triển vững mạnh như các làng bạn tại Nhật Bản, Thái Lan. Vậy nhưng thực tế lại quá khắc nghiệt, hiện làng nghề đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, đặc biệt từ năm 2009 đến nay, hàng loạt hợp đồng của làng nghề bị “cắt đứt” khiến nhiều hộ ngưng sản xuất, rơi vào cảnh thua lỗ, hàng trăm công nhân chịu cảnh thất nghiệp.

Tương tự, làng nghề đan lát Thái Mỹ và làng nghề làm muối Lý Nhơn cũng chẳng khá hơn 5 năm trước: câu chuyện đầu ra thiếu, giá bán trồi sụt, thu hẹp sản xuất và nhiều hộ rơi cảnh thua lỗ, phá sản cũng xảy ra. Đặc biệt làng muối Lý Nhơn, suốt 5 năm qua chưa năm nào diêm dân không kêu trời về chuyện giá muối bị ép xuống đáy, có lúc còn 300 – 400 đồng/kg mà vẫn chất đầy đồng, đầy kho khiến câu chuyện về xây dựng mô hình điểm càng thêm nan giải.

Tại sao lại có nghịch lý này? Theo bà Lê Hồng Hoanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn vẫn mang tính tự phát ở từng địa phương, sử dụng những công nghệ, thiết bị lạc hậu. Trên 80% cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất khiến hoạt động thiếu ổn định, thường xuyên thiếu nguyên liệu trầm trọng. Đặc biệt, sự liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các DN còn rất hạn chế; chưa khai tốt thị trường trong nước và XK. Việc giữ gìn, tôn vinh, truyền nghề và tuyên truyền bản sắc văn hóa dân tộc trong sản phẩm chưa được coi trọng.

“Ngay cả bản thân chính quyền địa phương cũng chưa quan tâm đến công tác công nhận làng nghề, chưa quan tâm đến vấn đề quy hoạch, chương trình phát triển ngành nghề - làng nghề đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của chương trình này” – bà Hoanh nhận định. Ngoài các điểm yếu nêu trên cần khắc phục, bà Hoanh cho rằng: Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để các làng nghề đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, tạo chuỗi liên kết trong hoạt động sản xuất gắn kết với thị trường tiêu thụ.

Theo bà Hoanh, Bộ NN-PTNT cần tham mưu cho Chính phủ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các ngành nghề nông thôn nhằm có sự quản lý thống nhất. Khi có sự quản lý thống nhất thì mới biết ai có công đưa làng nghề đi lên, hay ai thiếu trách nhiệm trong việc đẩy làng nghề xuống dốc!

NHẬT BẢN VÀ THÁI LAN LÀM THẾ NÀO?

Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-Ta (Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP). Các hoạt động làng nghề của mỗi địa phương đều hướng đến mục tiêu phát triển chung của cả nước, chất lượng sản phẩm được nâng cao phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn trong và ngoài nước khiến thị trường được giữ vững và mở rộng, kinh tế của mỗi xã, mỗi làng của Nhật Bản ngày càng lớn mạnh.

Còn tại Thái Lan, để kích thích phát triển làng nghề, năm 1999 Chính phủ đã phát động phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, hỗ trợ cho mỗi làng nghề làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, có chất lượng cao và cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Nhiều sản phẩm làng nghề đã tham gia XK vào các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Châu Âu đem lại giá trị cao.

Theo bà Hoanh, bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan là: Những sản phẩm làng nghề của họ luôn đổi mới, luôn được nâng cao chất lượng, được quảng bá qua các gian hàng hấp dẫn tại nhiều nơi. Bên cạnh việc tập trung đào tạo kiến thức về nghề, họ tập trung đào tạo kiến thức về thị trường, gắn liền với DN để phát triển. Đặc biệt, Chính phủ các nước này đều có chính sách rất hiệu quả nhằm giúp các địa phương quyết tâm thực hiện chương trình, từ đó thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân làng nghề.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm