| Hotline: 0983.970.780

Ngài chích quả bùng phát ở Phủ Quỳ

Thứ Sáu 17/09/2010 , 10:29 (GMT+7)

Ngài chích hút đã bùng phát và gây hại mật độ cao trên các vườn khế ngọt vùng Phủ Quỳ, làm cho khế ngọt rụng quả hàng loạt đầy gốc chỉ sau 2 đến 3 đêm.

Qua điều tra khảo sát một số hộ trồng cây ăn quả ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, thị xã Thái Hoà - Nghệ An, ngài chích hút đã bùng phát và gây hại mật độ cao trên các vườn khế ngọt vùng Phủ Quỳ, làm cho khế ngọt rụng quả hàng loạt đầy gốc chỉ sau 2 đến 3 đêm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Bình ở khối Thí Nghiệm, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hoà cho biết: Vườn khế ngọt của ông rụng quả đầy gốc. Ban đêm ông ra vườn soi đèn pin lên thấy những quả khế trên cây có từ 2 - 3 con bướm dùng vòi chích hút.

Qua tìm hiểu, chúng tôi cho rằng đây là đối tượng ngài chích hút có tên khoa học Ophideres fullonica Linnaeus, có nơi gọi bướm lâm nghiệp, chủ yếu gây hại ban đêm, ban ngày ẩn nấp các bờ cây rập rạp, hoặc vào rừng. Chúng là loại đa thực tính gây hại trên các cây ăn quả, nhưng phổ biến trên cây có múi. Khi cam quýt chưa vào vụ thu hoạch thì phát sinh gây hại trên các loại quả: khế ngọt, hồng, na, dứa...

Ngài chích hút dùng vòi cứng, nhọn chích sâu vào trong thịt quả, hút dịch trong quả. Các vết chích trên quả có đường kính 2mm. Vết chích tạo thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại. Xung quanh vết chích bị thối nhũn, quả chuyển sang màu vàng và rụng hàng loạt. Sâu non màu đen có 4 đốm lớn, ăn lá cây rừng. Sâu trưởng thành có kích thước lớn, chiều dài sải cánh chừng khoảng 100mm, cánh trước có màu nâu, cánh sau có màu vàng với một đốm đen hình chữ C ở giữa cánh. Đầu có vòi dài, xếp lại như những vòng tròn.

Ngài chích hút từ khu vực cây rừng di chuyển đến vườn quả vào ban đêm để gây hại. Chúng thường di chuyển và hoạt động mạnh từ chập tối đến 9 giờ đêm. Thời gian gây hại từ bắt đầu tháng 8 đến tháng 10, 11. Khí hậu nóng và ẩm, ngày nắng đêm mưa dễ phát sinh thành dịch. Khi ngài chích hút gây hại, bà con cần kịp thời vệ sinh các vườn quả, hạn chế nơi trú ngụ của ngài gây hại, thu nhặt các quả rụng xuống gốc, đào hố rải vôi bột lấp kín đất.

Hiện nay đã bùng phát gây hại trên khế ngọt, bà con cần kịp thời phòng trừ để hạn chế đến tháng 10, 11 gây hại nặng trên vườn cam, quýt. Bằng cách ban đêm dùng đèn pin soi bắt bằng vợt sâu trưởng thành. Sử dụng bẫy chua ngọt 1 ha khoảng 15 - 20 bẫy, thành phần nước dứa ép hoặc nước ép các loại quả có mùi chua ngọt, trộn thêm một ít Pa dan 95SP cho đủ nồng độ 1%, ban đêm đặt bẫy xung quanh vườn quả, sau một tuần thay bã 1 lần cho đến khi diệt hết sâu trưởng thành.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm