| Hotline: 0983.970.780

Ngại sinh con năm Canh Dần

Thứ Hai 01/02/2010 , 14:24 (GMT+7)

Ngày nay, nhiều người Việt Nam không muốn con cháu của mình mang tuổi Canh Dần vì sợ cuộc sống sau này bất hạnh.

Ảnh minh họa

"Tuổi Canh Dần tình duyên bất hạnh, nhất là con gái lại càng cao số, nhiều thương đau như con thuyền ở biển khơi có bão… Vì vậy, dẫu muốn bế cháu mẹ vẫn khuyên các con chưa nên sinh vội,” bà Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) truyền lại kinh nghiệm cho vợ chồng người con trai mới cưới.

Sợ con rơi vào bể khổ hay quan niệm “cổ hủ’?

Giống như bà Vân, ngày nay, nhiều người Việt Nam vẫn không muốn con cháu của mình mang tuổi Canh Dần.

“Phận đàn bà cầm tinh con hổ đã khổ, lại gắn với Canh (Canh cô, Mậu quả) thì còn bất hạnh đến nỗi nào? Có thờ có thiêng, không biết thì thôi, biết rồi nên tránh cho con mình khỏi bị rơi vào cái xấu đó," ông Hợp ở Từ Liêm, Hà Nội góp ý với cháu dâu.

Ở một trường hợp khác, chị Hòa, Tây Sơn, Hà Nội có hai con, tuy không sinh đẻ nữa nhưng chị vẫn bị ám ảnh bởi người bạn có số phận gắn với chữ “Dần”. Chị kể, hai người bạn thân của mình cùng sinh năm Giáp Dần, đến nay đã 36 tuổi, công việc đàng hoàng nhưng tình duyên chưa có bến đỗ. Một người thì trải qua ba, bốn cuộc tình giờ vẫn độc thân, còn một người đã ly dị chồng.

Cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý trên, tuy mới 24 tuổi nhưng chị Nguyễn Thanh Loan (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tỏ ra “ngán”  cái tuổi Bính Dần của mình.

Chị Loan tâm sự: “Mọi người nói tuổi này tình duyên lận đận. Chẳng biết có đúng không nhưng rõ là em lận đận thật. Ba lần yêu, một lần kết hôn 'sảy', giờ em vẫn một mình." Do vậy, chị Loan đã “khuyên” vợ chồng anh trai mình chớ sinh em bé vào năm nay.

Chính những quan điểm  đó của người thân đã khiến không ít vợ cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc quyết định có nên sinh con trong năm Canh Dần hay không?

Vợ chồng chị Lan ở Quang Trung, Hà Nội kết hôn được bẩy tháng. Anh chị muốn có con sớm nhưng ông bà, cha mẹ khuyên là phải tránh năm Canh Dần. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói nhiều vợ chồng anh cũng trở nên e dè trong quyết định của mình.

“Mọi người đã khuyên, nếu mình không nghe theo sau này nhỡ có việc gì lại hối hận. Tuy vậy, năm sau nữa chồng mình sẽ đi học thêm ở nước ngoài, lúc sinh nở mà không có chồng ở bên thì tủi lắm," chị Lan đắn đo.

Không những lo ngại về tình duyên trắc trở, còn có quan niệm, người sinh năm Dần, tính tình thường nóng nảy, cộc cằn khiến cho cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù vậy, trên thực tế, đến nay, chưa thấy một công trình nghiên cứu nghiêm túc nào tổng kết số người sinh năm Canh Dần có tỉ lệ bất hạnh hơn những người sinh năm khác!

Trẻ sinh năm Canh Dần có sụt giảm?

Trả lời phóng viên Vietnam+ qua điện thoại, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm tư vấn Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện phụ sản Trung ương cho biết, hàng năm số trẻ ra đời ở bệnh viện này xấp xỉ bằng nhau (thường dao động từ 18.000 đến 20.000 trẻ), kể cả những năm bị coi là xấu.

Bà Minh dự đoán rằng, dù tâm lý người Việt Nam không thích năm Canh Dần nhưng chưa chắc số lượng trẻ sinh vào năm này sẽ giảm.

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Mạnh Hà, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc kiêng sinh con vào năm Canh Dần chỉ là quan niệm. Đối với những gia đình hiếm muộn, họ sẽ lựa chọn sinh con hơn là kiêng.

Giống như trường hợp của vợ chồng chị Vũ Thị Tuyên, Nguyễn Trãi, Hà Nội cưới nhau đã ba năm vẫn chưa có con. Chữa trị mãi, bác sĩ cũng báo tin vui cho anh chị rằng hiện nay họ đã có khả năng sinh con. Mặc dù ngại năm con hổ nhưng anh chị vẫn quyết định sẽ sinh ngay. Một chút lo lắng trong niềm vui, chị tâm sự: “Năm này mà sinh công chúa thì cũng hơi lo nhưng có con cũng là hạnh phúc lắm rồi."

Bên cạnh đó, các nhà khoa học về lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng con người đưa ra ý kiến, việc sinh con tốt hay không phụ thuộc vào tuổi của cha mẹ và phụ thuộc vào giờ, ngày và tháng sinh, còn năm sinh ảnh hưởng ít hơn. Bởi vậy, tuổi nào cũng có những danh nhân.

Mặt khác, nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải, Viện nghiên cứu tiềm năng con người cho rằng: Để mỗi đứa trẻ sau này có thể thành công trong cuộc sống thì quan trọng nhất vẫn là sự giáo dục của chính gia đình và xã hội nơi chúng sống.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm