| Hotline: 0983.970.780

Ngắm “Hoa Ưu Đàm” qua kính hiển vi

Thứ Năm 14/06/2012 , 09:02 (GMT+7)

Qua lăng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã khám phá những nét đẹp trong như pha lê của loài "hoa" này.

Qua lăng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã khám phá những nét đẹp trong như pha lê của loài "hoa" này.

Bước đầu nghiên cứu GS Trịnh Tam Kiệt cho hay, đây không phải là hoa mà là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô. Đồng thời, đây không phải là thực vật, không phải loài nấm chính thức. Nhiều khả năng cho thấy đây là nấm nhầy với cơ thể là một khối nhầy. Trong chùm ảnh này, chúng tôi vẫn tạm sử dụng tên được nhiều người dành cho loài thực vật này là “hoa Ưu Đàm”.

GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt nâng niu mẫu vật phóng viên mang đến.

GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt nâng niu mẫu vật phóng viên mang đến.
Không chỉ bằng cảm quan và kinh nghiệm, GS Trịnh Tam Kiệt đã dùng kính lúp và kính hiển vi để tìm hiểu về “hoa Ưu đàm”.
Không chỉ bằng cảm quan và kinh nghiệm, GS Trịnh Tam Kiệt đã dùng kính lúp và kính hiển vi để tìm hiểu về “hoa Ưu đàm”.
“Hoa Ưu Đàm” nhìn từ trên cao xuống qua lăng kính của kính lúp có độ phóng đại 40 lần. Sự trong trắng, tinh khiết của
“Hoa Ưu Đàm” nhìn từ trên cao xuống qua lăng kính của kính lúp có độ phóng đại 40 lần. Sự trong trắng, tinh khiết của "hoa" nổi bật trên nền giá thể xanh của lá cây Sống đời. Mẫu được bạn đọc Kienthuc.net.vn chuyển từ Hải Phòng lên. “Hoa” được phát hiện từ 19/5 đến nay vẫn tươi nguyên.
“Hoa” nhìn tổng thể qua lăng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Ảnh này cho thấy hoa có hình dáng như bông hoa sen chưa nở với chóp nhọn phía trên.
“Hoa” nhìn tổng thể qua lăng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Ảnh này cho thấy hoa có hình dáng như bông hoa sen chưa nở với chóp nhọn phía trên.
“Hoa” – hay còn gọi là quả nấm-  có đế nâng đỡ khá vững chãi bằng đế có hình loe. Nhìn kỹ, “bông hoa” có cấu trúc chồng xếp lên nhau.
“Hoa” – hay còn gọi là quả nấm- có đế nâng đỡ khá vững chãi bằng đế có hình loe. Nhìn kỹ, “bông hoa” có cấu trúc chồng xếp lên nhau.
6.jpg
Đế hoa trong suốt như pha lê.
“Thân hoa” nhìn từ trên cao như một ống thủy tinh trong suốt được trang trí như những giọt sương mai còn đọng lại.
“Thân hoa” nhìn từ trên cao như một ống thủy tinh trong suốt được trang trí như những giọt sương mai còn đọng lại.
Khi soi kỹ, đó không phải là những giọt sương mai mà chính là bào tử. Bào tử là bộ phận sinh sản, khi đủ điều kiện sẽ phát tán ra ngoài môi trường, hình thành nên các “hoa Ưu Đàm” mới.
Khi soi kỹ, đó không phải là những giọt sương mai mà chính là bào tử. Bào tử là bộ phận sinh sản, khi đủ điều kiện sẽ phát tán ra ngoài môi trường, hình thành nên các “hoa Ưu Đàm” mới.
Có hai loại bào tử được phát hiện ra trên “thân hoa”. Trong hình là cộng bào tử, tức nhiều bào tử gộp lại, tạo nên hình xù xì như quả dâu. Bào tử này nằm sát vào “thân hoa”.
Có hai loại bào tử được phát hiện ra trên “thân hoa”. Trong hình là cộng bào tử, tức nhiều bào tử gộp lại, tạo nên hình xù xì như quả dâu. Bào tử này nằm sát vào “thân hoa”.
Còn đây là bào tử đơn lẻ. Bào tử này nhìn rõ có nhiều đốt, dây nối xoắn lấy “thân hoa”.
Còn đây là bào tử đơn lẻ. Bào tử này nhìn rõ có nhiều đốt, dây nối xoắn lấy “thân hoa”.
Và phía dưới gốc, các nhà khoa học đã phát hiện một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Trong ảnh là một thân cây mới, chưa có hoa bắt đầu nhủ lên từ thể nhầy. Thân này cũng trong suốt như pha lê. Chính các yếu tố này đã khiến các nhà khoa học cho rằng đây không phải là nấm sợi mà có thể là nấm nhầy. Nấm nhầy với cơ thể là một khối nhầy, khi muốn sinh sản sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử. Cột đưa bào tử lên cao đu trong gió để phát tán. Khi có điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi sẽ phát triển.
Và phía dưới gốc, các nhà khoa học đã phát hiện một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Trong ảnh là một thân cây mới, chưa có hoa bắt đầu nhủ lên từ thể nhầy. Thân này cũng trong suốt như pha lê. Chính các yếu tố này đã khiến các nhà khoa học cho rằng đây không phải là nấm sợi mà có thể là nấm nhầy. Nấm nhầy với cơ thể là một khối nhầy, khi muốn sinh sản sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử. Cột đưa bào tử lên cao đu trong gió để phát tán. Khi có điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi sẽ phát triển.
Sự có mặt của sinh vật hay người dân thường gọi là “hoa Ưu Đàm” chỉ thị môi trường sinh thái an lành.
Sự có mặt của sinh vật hay người dân thường gọi là “hoa Ưu Đàm” chỉ thị môi trường sinh thái an lành.
Theo Kiến thức

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm