| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 08/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 08/04/2015

Ngẫm từ chuyện 'Con gà tình bạn'

Trường tiểu học xã Quế Long (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) có 267 học sinh thì có đến 31 em thuộc hộ nghèo, 51 em hộ cận nghèo và 4 em khuyết tật.

Để giúp các học sinh nghèo, trường đã phát động phong trào “hũ gạo tình thương” và “con gà tình bạn”. Phong trào được phát động ở tất cả 10 lớp học. Mỗi em góp ít nhất 1 lon gạo, thời gian từ bắt đầu năm học cho đến cuối kỳ. Số gạo đó được dành để giúp 10 em khó khăn nhất, mỗi em 10 kg, để các em có thể tiếp tục đến trường.

Thật cảm động khi nghe em Đặng Thị Thùy Dung, học sinh lớp 4B của trường, kể: “Chính những hạt gạo tình thương này đã giúp em tiếp tục đến trường. Nếu không, chắc em phải bỏ học”. Hoàn cảnh gia đình Dung rất khó khăn. Mẹ mất sớm, một mình cha làm nông không đủ nuôi 5 anh em Dung, đến miếng ăn hàng ngày còn không đủ, nói chi đến học.

Với chương trình “con gà tình bạn”, 20 con gà do các em nuôi, đã được trao cho các bạn nghèo. Em Nguyễn Thị Thúy Nga, lớp 5B, một học sinh nghèo mồ côi cha, người được nhận gà, cho biết, nhờ gà của các bạn trong trường tặng, em đã nuôi lớn thêm rồi bán đi, mua thêm sách vở.

Nhưng cũng chính tại xã Quế Long này, 16 con nhím (12 con trưởng thành và 4 con nhỏ) trong chương trình nuôi nhím thương phẩm giúp người nghèo thoát nghèo, có tổng kinh phí 216 triệu đồng, được UBND huyện Quế Sơn rót xuống, đã bị 3 “quan xã” ăn chặn hết.

Ông Đỗ Đình Hùng, Phó chủ tịch UBND xã, nhận 4 con nhím trưởng thành và 2 con nhím con. Ông Trần Hữu Sáu, Phó bí thư Đảng ủy xã, nhận 4 con nhím trưởng thành và 1 con nhím con. Ông Đỗ Văn Kiên, Chủ nhiệm HTXNN xã Quế Long, nhận 4 con nhím trưởng thành và 1 nhím con.

Rồi cách đó không xa, ở xã Quế An cũng thuộc huyện Quế Sơn, 1.250 con gà cho hộ nghèo do cấp trên đưa xuống, cũng bị các quan xã... xơi hết, trong đó ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch xã, xơi nhiều nhất là 200 con. Ông Bí thư Đảng ủy xã cùng 17 cán bộ khác, mỗi người 50 con.

Bị người dân phát hiện, các “quan xã” ở Quế Long đổ tại dân, rằng đã ra thông báo gửi về các thôn, đã phát trên loa của xã kêu gọi người dân đến đăng ký nhận nhím. Nhưng mãi không có ai đến, nên cán bộ xã… đành nhận vậy.

Nhưng các trưởng thôn đều khẳng định, họ chưa hề nhận được thông báo đó. Cũng chưa ai nghe thấy thông báo được phát trên loa. Còn ông Chủ tịch xã Quế An thì chối phắt, rằng mình cũng chỉ nhận 50 con gà như các cán bộ khác, 150 con còn lại là nhận thay cho người khác.

Rồi xa hơn nữa là ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), trong 24 con dê mà UBND thị xã Bỉm Sơn tặng cho 6 hộ nghèo, thì ông Bí thư Huyện ủy, người đã có 1 trang trại có tới 72 con dê, vẫn ngang nhiên xơi một nửa là 12 con. Đến khi người dân phát hiện, dư luận ầm lên, thì ông lại giả vờ ngơ ngác rằng “Không biết đó là dê xóa đói giảm nghèo do UBND thị xã Bỉm Sơn tặng cho các hộ nghèo trong huyện”.

Không biết những cán bộ trên, khi nghe chuyện “hũ gạo tình thương” và “con gà tình bạn” của thày trò trường tiểu học Quế Long, có giật mình, suy nghĩ?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm