| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn sản phẩm động vật nhập lậu

Thứ Năm 20/12/2018 , 09:45 (GMT+7)

Ngày 19/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; các Bộ TT-TT, Công thương, GT-VT, Tài chính, Công an và Bộ Quốc phòng; Thường trực BCĐ QG chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...

Theo đó, công điện đề nghị phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam, tránh nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi, CGC...

Ảnh minh họa

Theo đó, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ khẩn trương chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành liên quan của địa phương tăng cường công tác ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc; trường hợp bắt được các lô hàng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy phải lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh).

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo lực lượng QLTT tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép; chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương tăng cường truyền thông nguy cơ về các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép; tổ chức vận động nhân dân khu vực biên giới không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Đối với BCĐ 389 quốc gia, Bộ NN-PTNT đề nghị chỉ đạo, đôn đốc BCĐ 389 của các tỉnh, TP trực thuộc TƯ trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; thành lập các đoàn công tác của BCĐ 389 quốc gia trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng và ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời chỉ đạo BCĐ 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ TT-TT chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tích cực triển khai thông tin, tuyên truyền nêu rõ tác hại của việc nhập lậu, vận chuyển trái phép, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam; Bộ Công Thương, GTVT, Tài chính, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh biên phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y và UBND các tỉnh biên giới triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng và ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo báo cáo từ các cơ quan chuyên môn thú y của TƯ, địa phương và phản ánh từ cơ quan truyền thông về tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu từ nước láng giềng vào Việt Nam, như tỉnh Lạng Sơn từ đầu năm 2018 đến nay đã bắt giữ và xử lý trên 102 vụ vận chuyển trái phép với tổng số trên 118.000 con gia cầm giống, trên 3.000kg gia cầm thịt và 26.000 quả trứng; chiều hướng nhập lậu nêu trên có thể tăng mạnh trong các tháng trước và sau Tết Nguyên đán Kỷ hợi, dẫn đến nguy cơ rất cao về xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi, CGC… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm