| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn tàu cá vi phạm lãnh hải

Thứ Ba 19/06/2018 , 08:05 (GMT+7)

Phú Quý cùng với thị xã La Gi là 2 địa phương có số lượng tàu thuyền vi phạm lãnh hải nước ngoài nhiều nhất tỉnh Bình Thuận. Biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật nhưng vì lợi nhuận, một số ngư dân bất chấp làm liều.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Từ cuối năm 2015 đến nay, tình hình tàu cá và ngư dân Bình Thuận xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác, thu mua hải sản trái phép bị các nước trong khu vực bắt giữ, xử phạt, tịch thu tài sản vẫn diễn biến phức tạp. Trong năm 2016, Bình Thuận có 17 vụ/24 tàu/228 ngư dân; năm 2017 có 7 vụ/10 tàu/99 ngư dân; riêng đầu năm 2018 đến nay xảy ra 5 vụ/7 tàu/51 ngư dân (các tàu này đăng kiểm tàu cá tại Bình Thuận nhưng chủ yếu cư trú và hoạt động tại vùng biển Bạc Liêu). Riêng huyện đảo Phú Quý, từ tháng 9/2016 đến đầu năm 2018 toàn huyện xảy ra 4 vụ/5 tàu/70 lao động bị nước ngoài bắt giữ. Mới đây, lực lượng chức năng huyện Phú Quý đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời 3 tàu cá có dấu hiệu chuẩn bị đi khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài.

17-03-07_tu_c_neo_du_ti_phu_quy_
Tàu cá đang neo đậu tại Phú Quý

Để hạn chế tình trạng này, hàng năm Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu cảng Phú Quý đều phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân ở khu vực biên giới. Đặc biệt trong năm 2018, đơn vị đã phối hợp tuyên truyền Nghị quyết 06-NQ/HU, ngày 25/11/2016 của Huyện ủy, Công điện 732/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 45/CT-TTg và Chỉ thị 30-CT/TU ngày 16/1/2018 của Tỉnh ủy.

Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các ngành tổ chức tuyên truyền kêu gọi quần chúng nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong đấu tranh tố giác tội phạm, công khai số điện thoại của đồn trưởng, chính trị viên để ngư dân phản ánh tình hình. Ông Đinh Hảo, ngư dân xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý chia sẻ: “Được chính quyền địa phương tuyên truyền rất nhiều về những thiệt hại khi bị nước ngoài bắt giữ nếu xâm phạm vùng biển của họ, 2 chiếc tàu của gia đình tôi luôn tuân thủ luật pháp và không bao giờ mon men đến lãnh hải của nước khác”.
 

Kiên quyết xử lý vi phạm

Thực hiện Chỉ thị 30, Phú Quý cùng các địa phương vùng biển đã thành lập tổ công tác chuyên trách chống đánh bắt bất hợp pháp; tăng cường các hoạt động quản lý, tuần tra, kiểm soát phương tiện hoạt động trên các vùng biển, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và cố tình vi phạm… Lực lượng chức năng tổ chức cho các chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết, đồng thời kiểm điểm, phê phán những ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép.

Phó Đồn trưởng ĐBP Cửa khẩu Cảng Phú Quý, Phạm Quang Quỳ cho biết, ĐBP đã tăng cường tuần tra kiểm soát, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương đến từng nhà ngư dân tuyên truyền và nếu chủ phương tiện nào không ký cam kết đơn vị sẽ không cho xuất bến. Đơn vị còn phối hợp với Công an huyện tiếp tục theo dõi đấu tranh bốc dỡ các đầu mối môi giới đưa tàu cá, ngư dân đi đánh bắt vùng biển nước ngoài. Để xử lý các trường hợp vi phạm, ngành đã tham mưu UBND tỉnh đưa ra khỏi danh sách tàu cá đăng ký hoạt động trên vùng biển xa theo Quyết định 48, loại khỏi danh sách hỗ trợ theo chính sách 48 trong năm 2017 của tất cả tàu cá vi phạm. 

Toàn huyện Phú Quý có 1.412 chiếc tàu, trong đó tàu cá có công suất trên 90CV là 514/520 chiếc. 100% chủ phương tiện trên 90CV đã thực hiện cam kết không đánh bắt vùng biển nước ngoài.

 

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm