| Hotline: 0983.970.780

Ngân hàng bò luân phiên ở cổng trời Ea Rơk

Thứ Hai 13/01/2020 , 09:16 (GMT+7)

Tham gia dự án, sau khi bò sinh lứa đầu tiên được 5 tháng tuổi, gia đình được giữ lại bê con và chuyển bò mẹ sang cho hộ nghèo khác tiếp tục nuôi.

Người dân nhận bò từ dự án "Ngân hàng bò cái sinh sản luân phiên".

Thôn Ea Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đăk Lăk) có 169 hộ, 972 khẩu, đa số là người dân tộc H'mông, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 91%, đời sống của bà con trong những năm qua gặp nhiều khó khăn.

Nhờ nguồn hỗ trợ của dự án "Ngân hàng bò cái sinh sản luân phiên" do Quỹ từ thiện của nhà hảo tâm Vũ Thị Ngọc Ái Vy (TP. Hồ Chí Minh) cho hộ nghèo từ đầu năm 2017 đến nay với số lượng 40 con bò cái sinh sản, đã giúp nhiều hộ dân có điều kiện vươn lên thoát nghèo, ổn định phát triển kinh tế.

Đầu năm 2017, trong chuyến khảo sát tại thôn Ea Rơk nhận thấy cuộc sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn, chị Vy đã huy động nhiều nguồn lực khác nhau tại TP. Hồ Chí Minh để hỗ trợ ban đầu là 4 con bò cái sinh sản tặng cho 4 hộ nghèo tại thôn, với hình thức nuôi là sau khi bò sinh lứa đầu tiên được 5 tháng tuổi, gia đình giữ lại bê con và chuyển bò mẹ sang cho hộ nghèo khác tiếp tục nuôi.

Tương tự như vậy số bò mẹ sẽ được luân phiên từ hộ này sang hộ khác sau khi cho ra bê con được 5 tháng tuổi. Tính đến thời điểm hiện tại thì đã hỗ trợ được 40 bò cái sinh sản từ ngân hàng bò luân phiên, với 52 lượt nuôi, số bò giờ đã tăng lên thành 60 con lớn nhỏ, 4 con bò hỗ đầu tiên giờ đã cho được 8 bò con và đang tiếp tục nuôi ở hộ thứ 3, 8 con đã được chuyển sang hộ thứ 2.

Nhờ sự tận tụy cũng như niềm vui trong việc được hỗ trợ, các hộ nghèo tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân rộng mô hình ngân hàng bò luân phiên với ước mơ một ngày không xa sẽ có cơ hội đổi đời. 

Thuộc diện hộ nghèo, gia đình ông Dương Văn Pao ở thôn Ea Rơk được nhận hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản với số tiền hơn 15 triệu đồng vào đầu năm 2017. Bên cạnh việc được cán bộ thú y, Ban thực thi dự án của xã hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi cùng với việc tích cực chăm sóc, tiêm phòng và theo dõi thường xuyên của gia đình. Đến nay, bò cái mẹ đã sinh sản được 1 con bò con và đã thực hiện bàn giao bò mẹ lại cho chương trình để hộ nghèo khác được thừa hưởng từ chương trình hỗ trợ.
 
Ông phấn khởi cho biết: "Gia đình tôi thuộc diện đặc biệt khó khăn, khi được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản, gia đình rất phấn khởi và vui mừng, sau gần 3 năm được hỗ trợ, gia đình đã có được 1 con bò con trưởng thành có giá hơn 25 triệu đồng, dự định sang năm bán đi để lấy tiền mua cặp bò cái sinh sản làm kế sinh nhai và có động lực để vươn lên thoát nghèo".

Còn gia đình anh Dương Văn Pùa và anh Lý Seo Hòa vào Ea Rơk lập nghiệp với hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Cuộc sống dựa vào chủ yếu làm nương rẫy, nhưng đất canh tác vùng triền núi nhanh chóng bạc màu, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống thiếu trước hụt sau, con cái đi học phải chịu nhiều thiệt thòi.

Khi được hỗ trợ bò vào năm 2017, các hộ đã quyết tâm chăm sóc, nuôi dưỡng với mong muốn có thêm nguồn vốn để cải thiện cuộc sống đói nghèo. Đến nay bò mẹ đã được luân phiên đến hộ nghèo khác trong thôn, bò con được nuôi và chăm sóc chu đáo, hiện được định giá hơn 15 triệu đồng/con. Số tiền tuy không lớn nhưng đã tạo tiền để thoát cái nghèo, cái đói.

Cũng có hoàn cảnh tương tự, nhiều hộ dân tại thôn Ea Rơk như hộ anh Lý Seo Páo, Thào A Hồng, Giàng Trịnh Diêu, Vàng Seo Hùa,… được hỗ trợ từ dự án ngân hàng bò luân phiên trong năm 2018 và 2019, đến nay khá nhiều hộ đã có bò con, tạo động lực và niềm tin để họ vượt qua đói nghèo hướng tới cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Cư Pui cho biết: "Trong thời gian qua, Ban điều hành của xã đã tiếp nhận 40 con bò cái sinh sản để hỗ trợ cho các hộ nghèo tại thôn Ea Rơk, dự kiến trong năm 2020 xã sẽ bố trí hỗ trợ cho bà con tại thôn Ea Uôl, đồng thời tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tập huấn những kĩ thuật chăn nuôi bò cho bà con nhân dân, hướng dẫn mọi kĩ thuật để chăm sóc bò hiệu quả giúp bà con có điều kiện thoát nghèo".

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.