| Hotline: 0983.970.780

'Ngân hàng gen' các dòng lợn quý ở Thụy Phương

Thứ Sáu 16/12/2016 , 09:30 (GMT+7)

Tính cả số lợn cái hậu bị ông bà, bố mẹ và lợn đực mà Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương chuyển giao cho sản xuất đã đóng góp khoảng hơn 230.000 tấn thịt lợn hơi (tương đương khoảng 5% sản lượng thịt hơi cả nước) mỗi năm.

Đóng góp to lớn cho ngành chăn nuôi

Được thành lập từ năm 1989, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) là một trong hai đơn vị trong cả nước có nhiệm vụ chuyên sâu nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nuôi giữ giống gốc, sản xuất kinh doanh và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi lợn...

lon-thuy-phuong-2130055336
Một góc Trạm Nghiên cứu và phát triển lợn giống hạt nhân Thụy Phương
 

Từ những ngày đầu gian khó, thiếu thốn đủ bề về cơ sở vật chất và nhân lực, sau gần 30 năm hoạt động, những đóng góp thiết thực của Trung tâm trong sự phát triển của ngành chăn nuôi khiến nhiều người bất ngờ.

Đến nay, Trung tâm đang quản lý 3 Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân hiện đại tại Kỳ Sơn (Hòa Bình), Bắc Từ Liêm (Hà Nội) và Tam Điệp (Ninh Bình). Các trạm này thường xuyên duy trì đàn lợn nái ngoại với quy mô 1.000 con nái cụ kỵ gồm các dòng có nguồn gen quý như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain (có nguồn gốc từ Mỹ, Canada, Pháp và Đan Mạch), VCN-MS15 và các dòng lợn VCN01, VCN02, VCN03, VCN04 và VCN05 nổi tiếng từ PIC.

Những đàn lợn hạt nhân chính là “kho báu” của ngành chăn nuôi để chọn lọc, nhân thuần và sản xuất lợn cái ông bà, bố mẹ và lợn đực chuyển giao cho sản xuất bằng những công nghệ chọn tạo giống tiên tiến trên thế giới.

Trung tâm đã chọn tạo và chuyển giao cho sản xuất ra hàng năm khoảng 1.800 - 2.000 con lợn cái hậu bị ông bà và trên 4.000 con lợn nái hậu bị bố mẹ. Từ số lợn ông bà này, mỗi năm đã sản xuất ra khoảng 7.200 - 8.000 lợn nái bố mẹ.

Hiện đàn nái ngoại do Trung tâm sản xuất ra chiếm 4,5% số lượng đàn nái ngoại toàn quốc. Mỗi năm một lợn nái có khả năng sản xuất 20 lợn thịt thì số lợn nái này sẽ sản xuất được 550.000 lợn thịt, tương đương 49.500 tấn thịt lợn hơi.
Ngoài ra, số lợn đực có nguồn gốc từ Trung tâm có mặt thường xuyên trong sản xuất khoảng 1.600 - 2.000 con. Mỗi năm, 1 lợn đực có thể phối giống cho 100 lợn nái thì lợn đực giống của Trung tâm chuyển giao cho sản xuất đã có thể phối giống cho khoảng 200.000 lợn nái để sản xuất được khoảng 4 triệu lợn thịt (tương đương 180.000 tấn thịt lợn hơi).

Với thời gian sản xuất là 3 năm thì số lợn nái bố mẹ có nguồn gốc từ Trung tâm có mặt thường xuyên trong sản xuất là 26.000 - 28.000 con. Số lượng đầu lợn nái toàn quốc khoảng 4 triệu con, trong đó tỷ lệ nái ngoại chiếm 15%, tương đương với 600.000 con.
 

Làm chủ công nghệ tạo giống hiện đại

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương là một trong những đơn vị hàng đầu về xây dựng hoàn chỉnh hệ thống ghi chép, theo dõi dữ liệu sinh sản và sinh trưởng của đàn lợn. Tất cả các số liệu đều được thu thập và cập nhật hàng ngày để làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng di truyền các tính trạng trên đàn lợn.

Từ năm 2010, Trung tâm đã thử nghiệm sử dụng các phần mềm mã nguồn mở như VCE, PEST trong việc đánh giá di truyền, ước tính giá trị giống của các tính trạng và ứng dụng các kết quả đó trong công tác chọn lọc, nhân thuần đàn lợn.

Hiện nay, mỗi quý một lần các cán bộ làm công tác di truyền của Trung tâm sẽ cập nhật tính toán ước tính giá trị giống của toàn đàn phục vụ cho công tác chọn lọc. Hàng năm, toàn bộ đàn lợn đều được kiểm định về mặt ngoại hình làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng của đàn lợn và lập kế hoạch loại thải, thay thế đàn lợn cho năm tới.

Nhờ đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, con giống của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Đây là một trong những chỉ dấu quan trọng nhất đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm trong những năm qua.

Và, đây cũng là tiền đề quan trọng để Trung tâm mở rộng quy mô sản xuất; đẩy mạnh hợp tác để tạo sức bật ngoạn mục về công tác giống trong những năm tới.

lon-thuy-phuong-1130104576
Nhiều giống lợn quý đang được lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương
 

Trên cơ sở Chương trình cải tiến nâng cao chất lượng giống lợn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030 và Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN-PTNT và được sự phê duyệt của Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT, Trung tâm tiếp tục tổ chức thực hiện một số đề tài:

- “Nghiên cứu lai tạo một số dòng lợn chuyên hóa năng suất cao phù hợp chăn nuôi công nghiệp khu vực phía Bắc” để tạo ra 02 dòng lợn nái TH21, TH22 có năng suất sinh sản đạt đạt ≥12 con/lứa và tăng khối lượng 650 - 750 g/ngày; và 02 dòng lợn đực cuối ĐC1, ĐC2 có năng suất đạt: bình quân tăng khối lượng 800 - 850 g/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 2,4 - 2,6kg; tỷ lệ nạc: 55 - 60%.

- “Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa các giống lợn VCN-MS15 với giống lợn ngoại Landrace và Yorkshire phục vụ chăn nuôi nông hộ” để tạo lợn nái lai F1 có năng suất: số con sơ sinh sống >13 con/lứa; số con cai sữa/nái/năm >24 con; lợn thương phẩm có tỷ lệ nạc đạt 52 - 56%, khả năng tăng khối lượng từ 650 - 700 g/ngày.

- “Nghiên cứu xây dựng chuỗi nhân giống cho 4 giống lợn cao sản” để tạo đàn lợn nái giống hạt nhân Landrace và Yorkshire có năng suất sinh sản đạt số con cai sữa/nái/năm 26 - 28 con; đàn lợn nái giống hạt nhân Duroc, Pietrain sản xuất lợn đực cuối cùng: Duroc, Pietrain và PiDu có năng suất tăng khối lượng >900 g/ngày, tỉ lệ nạc >60%.

Sản phẩm của các đề tài Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương thực hiện sẽ góp phần đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi lợn và sự thành công của Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Bộ NN-PTNT.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm