| Hotline: 0983.970.780

Ngang nhiên phá đá trái phép trên đỉnh núi Hòn Chà, chính quyền bất lực?

Thứ Tư 09/11/2016 , 14:40 (GMT+7)

"Đá tặc" ngang nhiên phá đá trái phép trên đỉnh phía đông ngọn núi Hòn Chà thuộc 2 phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn, Bình Định) bằng những phương tiện cơ giới hiện đại. Đá lậu được vận chuyển sang huyện Đồng Xuân (Phú Yên) lồ lộ nhưng vẫn không bị ngăn chặn.

Khai thác đá bằng bột nở

Đứng dưới quốc lộ 1 nhìn lên, mảng phía đông của ngọn núi Hòn Chà bày ra trước mắt chúng tôi cảnh tượng hoang tàn. Từng mảng núi bị đá tặc “bóc” ra để khai thác đá lậu.

07-54-09_nh-1
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng (người đội mũ cối) kiểm tra tình hình khai thác đá lậu trên đỉnh Hòn Chà
 

Theo con đường được mở từ nghĩa địa phường Bùi Thị Xuân đi lên đỉnh Hòn Chà, chúng tôi tận mắt nhìn thấy cả một mảng sườn trên núi bị xới tung, hầm hố loang lổ trông như bãi chiến trường.

Từng khối đá granite vàng khổng lồ đã được khoan lỗ để chuẩn bị chờ tách ra nằm rải rác khắp nơi. Dọc theo sườn núi còn có hàng chục khối đá mới nguyên, mỗi khối ước khoảng vài ba mét khối đá thành phẩm.

Ở khu vực phía Bắc núi Hòn Chà thuộc khu vực 5, phường Trần Quang Diệu, từ chân đến giữa triền núi có hàng chục lán trại được dựng lên để khai thác đá lậu. Đá tại đây đã được đá tặc khai thác cạn kiệt, tạo thành những hố sâu hoắm.

 Đá tặc dùng cả xe tải, xe cẩu hạng nặng để chở đá đi khỏi khu vực núi. Vết bánh xe chạy tạo ra những con đường ngoằn ngoèo, lồi lõm từ dưới lên lưng chừng núi. Đá lậu được vận chuyển xuống tập kết chật cả bãi đất trống nằm gần nghĩa địa phường Bùi Thị Xuân.

07-54-09_nh-2
Cả mảng núi bị “đá tặc” bóc tróc để lấy đá.
 

Một người dân địa phương từng làm thợ đá trên đỉnh Hòn Chà cho biết, do đưa máy móc lên đỉnh núi để làm nên chi phí rất cao, vì vậy đá tặc chỉ chọn đá vàng để làm vì có giá trị kinh tế cao, làm đá trắng thu không đủ bù chi.

Do làm lậu nên đá tặc ở đây không được ngành chức năng cấp kíp nổ, họ dùng bột nở có xuất xứ từ Trung Quốc để khai thác đá.

“Bột nở trông như vôi xây dựng, rất nặng, 1 bao đựng 5-10kg bột thôi mà 1 người vác không nổi. Khi khai thác, họ cho khoan đá bằng mũi khoan 3-2, lỗ to chừng miệng ly uống rượu, sâu từ 1-2m tùy tảng đá to nhỏ, lỗ cách lỗ 20-25cm.

Khoan xong, họ pha bột nở vào nước, đổ đầy bột vào những lỗ đã khoan. Để đêm đến sáng bột đông cứng, sau đó nở, tảng đá được tách ra mà không cần phải nổ mìn tránh đánh động”, một "đá tặc" từng hành nghề này cho biết.
 

Mất tài nguyên, mất nguồn thu

Theo ông Đặng Trung Thành, Giám đốc Sở TN-MT Bình Định, phần lớn các đối tượng khai thác đá trái phép tại núi Hòn Chà chủ yếu là người dân ở 2 phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân. Một số cá nhânkhác lén lút thỏa thuận với một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn Khu Công nghiệp Phú Tài để khai thác đá trái phép.

07-54-09_nh-3
Đá lậu tập kết tại bãi đất gần nghĩa địa phường Bùi Thị Xuân
 

Trước đây, Sở cũng đã thường xuyên thành lập đoàn đi kiểm tra, tuy nhiên, mỗi lần đi kiểm tra, thì y như rằng đá tặc đã nắm được thông tin nên nhanh chóng đưa thiết bị, nhân công rút êm. Khi đoàn kiểm tra về, thì tình trạng khai thác đá trái phép tiếp diễn.

Bà Nguyễn Thị Tường Vi, Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân, thì cho biết: “Trong quá trình khai thác đá, họ xả thải bột đá, nước thải chưa qua xử lý làm cho môi trường sinh thái ô nhiễm. Khi phường phát hiện, báo cáo lên cấp trên, đoàn kiểm tra chưa đến hiện trường thì họ đã kéo thiết bị, nhân công tạm lánh. Đoàn kiểm tra về, đâu lại vào đấy”.

Theo ông Đặng Thành Hổ, Chủ tịch UBND phường Trần Quang Diệu, trữ lượng đá trên đỉnh núi Hòn Chà rất lớn. Trên đỉnh núi, đá tặc mở cả con đường lớn để vận chuyển đá đi qua huyện Vân Canh, rồi từ đó đi vào huyện Đồng Xuân (Phú Yên) tiêu thụ.

07-54-09_nh-4
Những tảng đá lậu còn mới nguyên trên núi Hòn Chà
 

“Tìm hiểu từ những tài xế chuyên chở đá lậu đi Phú Yên, tôi mới hay là họ được chủ đá cho biết giờ “an toàn” nên khi vận chuyển không gặp trở ngại gì”, ông Hổ nói.

“Tình trạng trên xảy ra nhiều năm nay khiến Bình Định mất đi nguồn tài nguyên rất lớn, mất cả nguồn thu ngân sách không nhỏ. Đơn cử, DNTN Thiên Phú là đơn vị được UBND tỉnh Bình Định cho phép tận thu đá để san lấp lấy mặt bằng mở rộng nhà máy chế biến đá granite tại ngọn đồi độc lập nằm trong KCN Phú Tài, chỉ trong 2 năm 2014 và 2015 mà đơn vị này đã nộp thuế cho Nhà nước hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó đá tặc ngang nhiên khai thác đá trọc cả ngọn núi mà ngân sách chẳng thu được đồng nào”.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm