| Hotline: 0983.970.780

Thực hiện chương trình hành động “Năm VSATTP”:

Ngành chăn nuôi “nổ phát súng đầu”

Thứ Sáu 16/01/2015 , 09:10 (GMT+7)

Ngay đầu năm, Cục Chăn nuôi sẽ tiên phong “nổ những phát súng đầu tiên” trong việc thực hiện chương trình hành động “Năm VSATTP”.

Năm 2015, nhiều vấn đề liên quan tới VSATTP trong chăn nuôi như chất cấm, hóa chất, kháng sinh, chất lượng TĂCN… sẽ là một trong những khâu trọng tâm mà Bộ NN-PTNT giao Cục Chăn nuôi tăng cường kiểm soát. 

NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương (ảnh), Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi.

18-04-39_dscf1574

Thưa ông, năm 2015 ngành chăn nuôi sẽ tập trung vào những nội dung và đối tượng nào để kiểm soát đồng bộ, toàn diện và quyết liệt về chất lượng và an toàn các sản phẩm chăn nuôi?

Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp xây dựng kế hoạch triển khai năm VSATTP đối với các sản phẩm nông nghiệp sáng hôm qua (15/1) tại Bộ NN-PTNT thì năm 2015 sẽ tập trung trọng điểm giám sát chuỗi sản xuất và cung ứng thịt, rau.

Trong chuỗi sản xuất thịt, chúng tôi sẽ tập trung kiểm soát chặt về chất cấm, tồn dư kháng sinh và vi sinh vật ở tất cả các khâu, nhưng sẽ làm mạnh ở khâu giám sát cuối cùng để tạo áp lực buộc các khâu đầu vào của quá trình sản xuất phải tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển.

Tuy nhiên, khâu quản lý chất lượng và an toàn đối với TĂCN cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của nội dung này, do vậy Cục Chăn nuôi sẽ tham mưu cho Bộ trưởng chỉ đạo các địa phương vào cuộc kiểm tra, giám sát những nội dung mà đã được làm thí điểm tại 6 tỉnh trong năm 2014 vừa qua.

Chất lượng và an toàn TĂCN là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn sản phẩm chăn nuôi, vậy công tác quản lý TĂCN năm 2015 có gì mới?

Năm 2015 có thể là năm triển khai quản lý TĂCN bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và tiến bộ nhất từ trước tới nay, trong đó đặc biệt là Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT về quản lý TĂCN mà Bộ NN-PTNT ban hành ngày 24/12/2014 là Thông tư hội tụ khá đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, đáp ứng tốt cho công tác quản lý của Nhà nước và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp trong nước và hội nhập quốc tế.

Cục Chăn nuôi và Tổng cục Thủy sản đã có kế hoạch phối hợp triển khai hướng dẫn đồng bộ Thông tư 50 và các văn bản liên quan công tác quản lý thức ăn chăn nuôi thủy sản đến các địa phương, các cơ quan liên quan để phối hợp cùng kiểm soát ngay trong tháng 1/2015 này cho trên 1.000 đại biểu liên quan. 

Điều hành công tác giám sát VSATTP trong chăn nuôi, theo ông, giải pháp trước mắt và lâu dài nên thế nào?

Trước hết phải hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp đáp ứng tốt 3 yêu cầu, đó là: pháp luật, thực tế và hội nhập quốc tế, trong đó yêu cầu thực tế, khả thi với điều kiện Việt Nam là vô cùng quan trọng, đảm bảo các đối tác tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh đều có thể thực hiện được.

Phải rà soát phân công, phân cấp rõ ràng cho từng đối tượng trong hệ thống quản lý, trong đó ở TW cần chỉ rõ hơn nhiệm vụ của cơ quan đầu mối về VSATTP, hoạt động tương tự như “cảnh sát” về VSATTP.

Cơ quan này làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra xử lý các vi phạm và đặc biệt là cảnh báo được thực trạng cũng như các nguy cơ mất ATTP để người tiêu dùng lựa chọn và các cơ quan chuyên môn gia tăng kiểm soát; đồng thời trong công tác phân công phải chỉ rõ được vai trò, trách nhiệm của các địa phương trong vấn đề này.

Một vấn đề rất quan trọng trong việc phân công, phân cấp là phải triệt để vận dụng chủ trương xã hội hóa nhằm huy động các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ công kiểm soát chất lượng và ATTP nông sản. Làm tốt điều này vừa giảm thiểu được áp lực biên chế, ngân sách Nhà nước vừa tránh việc độc quyền, dễ gây nhũng nhiễu đối với các doanh nghiệp và người sản xuất.

18-15-48_dscf9614
Ông Nguyễn Xuân Dương (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra tình hình chăn nuôi nông hộ tại Điện Biên

Cuối cùng là phải tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và quyết liệt, trong đó tập trung làm thật tốt:

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp quản lý và người chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm về vấn đề VSATTP với sức khỏe cộng đồng cũng như “sức khỏe cạnh tranh” của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chuẩn kỹ thuật hướng dẫn cho người chăn nuôi biết áp dụng các quy trình thực hành chăn nuôi tốt, quy trình, quy phạm trong phòng trị bệnh, sử dụng kháng sinh và giết mổ vật nuôi.

Tăng cường công tác kiểm tra, nhất là việc kiểm tra đột xuất các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, các cơ sở buôn bán thực phẩm; xử lý thật nghiêm những vi phạm, kể cả biện pháp đốt, tiêu hủy toàn bộ vật nuôi, sản phẩm vi phạm để tạo áp lực bắt buộc người kinh doanh thực phẩm phải cam kết ràng buộc với người sản xuất, cung cấp; không thể chấp nhận người kinh doanh lấy lãi từ người tiêu dùng mà không chịu bất kỳ trách nhiệm gì về chất lượng và an toàn của sản phẩm mà mình bán ra.

Tôi nghĩ thông điệp của người bán hàng sẽ là mệnh lệnh bắt buộc người sản xuất phải điều chỉnh hành vi của mình để cùng tồn tại và phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm