| Hotline: 0983.970.780

Ngành chế biến XK gỗ 2011: Coi chừng thua ngay sân nhà!

Thứ Hai 13/12/2010 , 09:41 (GMT+7)

Hiện nay khá nhiều DN TQ đang tìm cách đầu tư hoặc mua lại những DN chế biến gỗ có uy tín của Việt Nam....

Một số DN chế biến gỗ XK vừa cho NNVN biết, có thể từ năm 2011, Mỹ sẽ đánh thuế chống bán phá giá đồ gỗ của Trung Quốc (TQ) lên đến 200%. Để đối phó lại ngón đòn này, doanh nghiệp (DN) TQ đang tìm cách đầu tư sang nước thứ 3 với mục đích lấy C/O (nguồn gốc) hàng từ các nước này sau đó XK sang Mỹ cho hợp pháp.

Do đó, hiện nay khá nhiều DN TQ đang tìm cách đầu tư hoặc mua lại những DN chế biến gỗ có uy tín của Việt Nam. Tình trạng này dường như đang tạo ra một làn sóng ngầm cạnh tranh trong ngành gỗ. Tính đến hết tháng 11/2010, Việt Nam đang đứng thứ ba trên thế giới về nhập khẩu (NK) nguyên liệu chế biến gỗ. Đứng đầu là TQ với 181 triệu USD, Canada là 136 triệu USD và VN là 51 triệu USD.

 Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản VN, tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2010 gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,037 tỷ USD (tăng 33,1% so cùng kỳ), vượt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD. Tuy nhiên, các DN trong nước chỉ tăng trưởng 10%, còn hơn 20% là tăng trưởng của các DN có vốn nước ngoài. Ngày 9/12, đại diện một số DN chế biến gỗ xuất khẩu (XK) ở khu vực Biên Hoà (Đồng Nai) như Hiệp Hùng Phát, Châu Anh, Khang Hưng…cho biết, vừa qua những đơn vị này nhận được các đề nghị của những trung gian đặt vấn đề sang nhượng lại công ty cho các ông chủ đến từ TQ với giá khá cao.

Không những thế, họ cũng đồng ý thuê lại toàn bộ nhà xưởng, công nhân lao động và người quản lý. Tuy nhiên, đại diện những công ty trên đều khẳng định, mặc dù năm 2010, ngành chế biến gỗ gặp nhiều khó khăn như giá vàng, USD, xăng dầu tăng cao, thị trường biến động mạnh nhưng các DN ngành gỗ vẫn làm ăn có hiệu quả. Chính vì vậy, việc bán lại công ty là điều họ chưa hề nghĩ tới.

Để tìm hiểu lý do, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ TP.HCM (HAWA) và được ông Thắng cho biết, các DN gỗ nước ngoài, đáng chú ý là DN Trung Quốc, Đài Loan từ đầu năm 2010 có hiện tượng tranh giành mua nguyên liệu tại VN với giá cao và hiện đang tích cực đầu tư sâu vào VN. Nguyên do rất có thể vì Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với đồ gỗ TQ từ đầu 2011 (có thể lên tới 200%). Chính vì vậy, các DN TQ đã chọn giải pháp đầu tư sang nước thứ 3 để lấy C/O (nguồn gốc) sau đó XK sang Mỹ nhằm tránh việc bị đánh thuế chống phá giá. DN TQ thích đầu tư VN vì ngành gỗ VN đã phát triển, lao động có tay nghề cao, sản xuất được những đơn đặt hàng lớn.

Một số DNXK gỗ kiến nghị, ngành chức năng cần cẩn trọng trong việc cấp phép cho các DN gỗ TQ đầu tư vào VN. Bởi việc ngày càng nhiều DN gỗ TQ đầu tư tại VN có thể vô tình khiến cho DN nội bị vạ lây về thuế chống bán phá giá của Mỹ.
Còn bà Đỗ Thị Loan, PCT Hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA) cho biết, Bình Dương là tỉnh có nhiều DN chế biến XK gỗ của cả nước. Thế nhưng hiện DN gỗ đang lo lắng việc DN gỗ TQ đang tăng đột biến đầu tư vào VN. Mặc dù là tỉnh có nhiều DN chế biến gỗ, nhưng nguy cơ bị DN TQ lấn át là rất lớn. Vừa rồi có một tập đoàn chế biến gỗ lớn của TQ xin cấp phép đầu tư vào Bình Dương với nhu cầu lao động phổ thông khoảng 15.000 – 20.000 người. Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương đã từ chối do đó có khả năng họ sẽ tìm một địa phương khác để đầu tư.

Ông Trần Quốc Mạnh, một chuyên gia trong ngành gỗ ở TP.HCM nhận định, thị phần và sức mạnh của các DN gỗ nước ngoài mà chủ yếu là TQ, Đài Loan đang có nguy cơ lấn át DN nội. Mặc dù thực chất hoạt động đầu tư của họ vào VN chỉ với hình thức công ty con (hầu hết làm gia công sau đó gửi về công ty mẹ ở nước ngoài sản xuất rồi XK) để hợp pháp được nguồn gốc sản phẩm. Thế nhưng, dù chỉ là công ty con, DN ngoại đã chứng minh sức mạnh về vốn, ưu thế đầu vào, đầu ra. Trong khi đó, các DN gỗ VN có đặc điểm chung là yếu vốn, thiếu nguyên liệu.

 Một yếu thế của DN VN nữa, trong khi DN mua nguyên liệu, bán sản phẩm chủ yếu bằng USD nhưng chi dùng trong nước lại tính bằng đồng Việt Nam. Một thực tế khác, lâu nay nhiều khách hàng lớn của DN nước ngoài chuyển dần các đơn đặt hàng đồ gỗ vào VN do hàng VN chất lượng, do vậy việc các DN đồ gỗ nước ngoài nhảy vào VN để thu hút lao động cũng là điều dễ hiểu. 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất