| Hotline: 0983.970.780

Ngành điều: Cảnh giác tin đồn thất thiệt!

Thứ Năm 07/03/2013 , 10:00 (GMT+7)

Mấy ngày qua, ngành điều VN liên tục xuất hiện các tin đồn gây hoang mang cho các DN và nông dân trồng điều. NNVN đã làm việc với Hiệp hội điều VN làm rõ vấn đề.

Mấy ngày qua, ngành điều VN liên tục xuất hiện các tin đồn như: Trung Quốc không mua điều nhân được VN chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu, giá điều thô Campuchia sẽ tăng phi mã lên tới 40 triệu đồng/tấn, các nước trồng điều sẽ mất mùa hết sức nghiêm trọng…, đang gây hoang mang cho các DN và nông dân trồng điều. NNVN đã làm việc với Hiệp hội điều VN (Vinacas) làm rõ vấn đề.

Trao đổi với NNVN, ông Đặng Hoàng Giang – Tổng Thư ký Vinacas cho biết, trên thị trường đang xuất hiện nhiều thông tin gây bất lợi. Trước hết là thông tin vụ điều năm nay tại nhiều nước sẽ mất mùa lớn, giá bán điều thô Campuchia có thể sẽ tăng vọt lên tới 40 triệu đồng/tấn khiến nhiều người đổ xô vào mua để dự trữ với hy vọng giá tăng để kiếm lời!


Các DN cần bình tĩnh, tỉnh táo trước tin đồn thất thiệt

Tin đồn này đang khiến DN gặp rất nhiều khó khăn vì giá XK điều nhân bình quân hiện chỉ 6.800 USD/tấn. Theo tính toán của ông Giang, năm nay chi phí chế biến tăng rất cao, đặc biệt là các nhà máy nằm ven TP.HCM. Để chế biến 1 tấn nhân điều DN phải bỏ ra 1.300 USD; riêng nguyên liệu nhập khẩu còn cao hơn lên tới 1.400 – 1.500 USD/tấn. Ngoài ra tỷ lệ hao hụt nguyên liệu cũng rất cao, dao động ở mức 4 – 4,2 tấn điều thô sản xuất 1 tấn điều nhân (đối với điều trong nước) và từ 4,5 – 4,8 tấn điều thô ra 1 tấn điều nhân (đối với điều nhập khẩu). Nếu tính tổng cộng các khoản chi phí thì giá thu mua đầu vào từ 24 triệu đồng/tấn điều thô như hiện nay là DN cầm chắc thua lỗ!

Điều đáng nói, tin đồn thất thiệt trên đang khiến giá điều tại Campuchia tăng vùn vụt, gây bất lợi cho các DN Việt Nam sang đây tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vinacas khẳng định, qua khảo sát ngày 26 và 27/2/2013 vừa qua thấy rằng, mùa vụ điều năm nay ở Campuchia diễn ra bình thường, tin đồn mất mùa là tin đồn thất thiệt, ngoại trừ tỉnh Kampong Thom vụ sắp rộ chưa đánh giá được đầy đủ, các tỉnh còn lại đang cho thu hoạch tốt. Vinacas cũng khuyến cáo các DN Việt Nam sang Campuchia quá nhiều, cạnh tranh mua bán làm cho giá đẩy lên từng ngày, gây bất lợi cho thu mua; mặt khác tạo ra tâm lý không muốn bán, tạo khan hiếm, sốt giá giả tạo. Tại tỉnh Kratie’ giá điều bị đẩy lên gần 1.200 USD/tấn, tỉnh Kampot lên tới 1.250 USD/tấn, cao hơn cả điều thô chất lượng cao của VN. Vinacas khẳng định, việc mua bán điều nhân trên thế giới hiện nay do người mua quyết định chứ không phải do các cơ sở chế biến. Vì thế, việc đồn thổi giá điều thô sẽ tăng lên 40 triệu đồng/tấn vào cuối vụ là hoàn toàn không có cơ sở.

Ông Giang cũng cho biết, mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, ở mức 12 - 13%/năm, nhưng điều kiện vay cũng ngặt nghèo hơn, số lượng DN đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng cũng ít hơn. Vì thế, các DN cần hết sức bình tĩnh, thận trọng với tin đồn để đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Ông Giang nhấn mạnh: “Yếu tố để tăng giá nguyên liệu điều thô phải phụ thuộc vào thị trường giá điều nhân XK. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ lại bị tác động xấu của tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là hai thị trường chủ lực là Mỹ và châu Âu”. Trong năm 2012, Mỹ và châu Âu nhập khẩu điều nhân không tăng. Sang năm 2013, tình hình kinh tế của Mỹ cũng không mấy sáng sủa, nhất là khi hai đảng phái chính trị chưa thống nhất được việc chi tiền giải cứu nền kinh tế. Điều này sẽ tác động đến sức mua và giá mua điều nhân của thị trường Mỹ thời gian tới. “Nếu mọi người cứ đổ xô mua điều thô giá cao, ôm hàng trong kho, nhưng đến cuối năm giá lại sụt giảm thì rất dễ thua lỗ” – ông Giang nói.

Ngoài ra, trên thị trường cũng đang xuất hiện tin đồn: Năm nay, người Trung Quốc chỉ mua điều nhân được chế biến từ điều thô có xuất xứ từ VN, không mua điều nhân được chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu. Về vấn đề này, Vinacas khẳng định: Theo thông tin từ Hội Công thương huyện Điện Bạch, Quảng Châu – Trung Quốc và các người mua lớn, nhỏ của Trung Quốc, không có chuyện Trung Quốc sẽ tẩy chay mua điều nhân được chế biến từ điều nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, do điều VN có ưu thế hơn về chất lượng nên chắc chắn hàng có xuất xứ VN sẽ được mua với giá cao hơn điều thô nhập khẩu.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm