| Hotline: 0983.970.780

Ngành điều 'giảm lượng, tăng chất', hướng mục tiêu 4 tỉ USD

Thứ Năm 16/01/2020 , 09:00 (GMT+7)

Với chủ trương “giảm lượng, tăng chất”, cùng với những tín hiệu khả quan trên thị trường và khả năng chủ động nguồn nguyên liệu, ngành điều đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm 2020.

Ngành điều Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị của chuỗi chế biến (Trong ảnh: Doanh nghiệp Việt Nam thu mua điều nguyên liệu tại châu Phi).

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt 3,3 tỉ USD, giảm 2,6% so với năm 2018 nhưng tăng 21,5% về lượng. Tuy nhiên năm 2020, ngành điều dự báo sẽ có những triển vọng sáng để đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo Bộ Công thương, nhu cầu nhân hạt điều chế biến đang tăng đều trên phạm vi toàn cầu do người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng hạt điều. Giá hạt điều thô đã được cải thiện kể từ tháng 11/2019 trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, giá hạt điều còn được hỗ trợ từ nhu cầu nhập khẩu từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.

Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), năm 2020, ngành điều sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương “giảm lượng, tăng chất” nhằm nâng cao chất lượng hạt điều nhân và hiệu quả chế biến trong bối cảnh thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ còn nhiều yếu tố rủi ro, khó đoán định.

Dựa trên tốc độ xuất, nhập khẩu và kết quả đạt được trong năm 2019, trong năm 2020 nhiều khả năng ngành điều sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn hạt điều thô và xuất khẩu khoảng trên 500.000 tấn hạt điều đã chế biến. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phải bám sát thị trường, nhất là về nguồn cung và nhu cầu. Do đó, cần có sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa những doanh nghiệp lớn để có đường hướng và kế hoạch cụ thể trong nhập khẩu hạt điều thô và việc cung ứng hạt điều chế biến ra thị trường.

Năm 2020, Vinacas sẽ thực hiện các hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy cải tiến máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực và hiệu quả chế biến, trong đó có chế biến chuyên sâu. Ngành điều Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Hiệp hội điều các quốc gia có lượng hạt điều lớn như Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nigeria... về sản xuất, kinh doanh hạt điều chế biến và hạt điều thô.

Năm 2020, thị trường hạt điều thế giới dự báo cũng sẽ có những biến động, khó khăn không nhỏ. Dự báo trong 6 tháng đầu năm 2020, giá hạt điều thô và hạt điều chế biến sẽ biến động trong biên độ hẹp do diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, Hoa Kỳ - Ấn Độ.

Đồng thời, những chính sách bảo hộ của các nước liên quan đến hạt điều thô của các quốc gia châu Phi như Bờ Biển Ngà, Mozambique, Tanzania ngày càng có những chính sách mới nhằm siết chặt hơn như việc áp giá sàn hạt điều thô khi giao dịch hay chính phủ đứng ra trực tiếp dự trữ và giao dịch.

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ hạt điều nhiều nhất thế giới với dân số khoảng 1,3 tỷ người, nhưng nước này hiện đang áp dụng chính sách thuế để hạn chế lượng hạt điều nhân nhập khẩu, chủ yếu từ Việt Nam. Hiệp hội, nhà máy chế biến điều Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh vận động chính phủ có biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu hạt điều nhân khi giá hạt điều nhân tại thị trường nội địa Ấn Độ cao hơn giá tại các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ. Hiện Ấn Độ đã tăng giá nhập khẩu hạt điều tối thiểu (MIP) lên 1,8 - 2,4 lần.

16-11-18_nh2
Ngành điều Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu đạt 4 tỉ USD trong năm 2020.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và châu Âu sẽ áp dụng thêm một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sẽ kiểm tra thêm dư lượng hóa chất cấm. Nguyên nhân là do các siêu thị ngày càng khắt khe hơn về an toàn thực phẩm. Trong khi đó, EU và một số nước châu Âu sẽ siết chặt thêm quy định về xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, ngành điều thế giới vẫn chưa có số liệu khảo sát, đánh giá mức tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng, chưa hoạch định được đầu ra sản phẩm trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Bộ Công thương cho biết những ngày đầu tháng 1/2020, giá hạt điều thế giới có xu hướng giảm do nhu cầu ở mức thấp, nhiều nước bước vào vụ thu hoạch như Brazil, Benin, Tanzania, Indonesia, Mozambique, Kenia...

Tại Tây Phi, thị trường hạt điều thô đã trải qua giai đoạn đầy khó khăn do giá giảm mạnh trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 giá đã ổn định trở lại và kỳ vọng tăng vào năm 2020. Vụ thu hoạch hạt điều ở Tây Phi bắt đầu từ tháng 1 và tháng 2 hàng năm.

Thời tiết đang khá thuận lợi cho vụ hạt điều ở khu vực châu Phi. Năm 2020, sản lượng hạt điều thô của khu vực này dự kiến sẽ cao hơn sản lượng năm 2019, dự kiến tăng lên khoảng 400 nghìn tấn trong năm 2020 so với 370 nghìn tấn trong năm 2019.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm