| Hotline: 0983.970.780

Ngành đường cần tối ưu hóa sản phẩm

Thứ Bảy 04/11/2017 , 07:45 (GMT+7)

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, ít có ngành nào tại Việt Nam có được chuỗi khép kín từ vùng nguyên liệu đến khâu sản xuất, chế biến, đóng gói như ngành mía đường. 

Do đó giải pháp quan trọng để phát triển bền vững trong tương lai là đa dạng, tối ưu hóa các sản phẩm từ mía đường.
 

Thành công từ 2 mô hình

Thực tế cho thấy, những tập đoàn, doanh nghiệp mía đường phát triển lớn mạnh tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại đều làm rất tốt khâu đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, mía đường chỉ chiếm tỉ trọng nhất định trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.

14-33-01_duong-qung-ngi
Đa dạng hóa sản phẩm là định hướng phát triển hiệu quả bền vững cho ngành đường Việt Nam

Điển hình là Cty CP Đường Quảng Ngãi, mía đường hiện chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp này. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh mang về lợi nhuận lớn nhất lại đến từ mảng sữa đậu nành khi chiếm tới ½ tổng doanh thu và ¾ lợi nhuận. Năm 2016, Đường Quảng Ngãi đạt 7.000 tỷ doanh thu và 1.552 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, riêng Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đã đóng góp 3.700 tỷ doanh thu và 810 tỷ đồng lợi nhuận.

Riêng trong quý III/2017 này, mặc dù mảng mía đường gặp rất nhiều khó khăn do giá bán sụt giảm mạnh, lượng tồn kho cao nhưng doanh thu của Đường Quảng Ngãi vẫn có mức tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 2.011 tỷ đồng nhờ mảng kinh doanh ngoài đường vẫn tăng trưởng tốt.

Ngoài đường và sữa đậu nành, đường Quảng Ngãi còn rất nhiều sản phẩm khác như bánh kẹo Bisca Fun, bia Dung Quất, nước khoáng Thạch Bích, cồn sinh học, nhà máy nhiệt điện, phân bón... nên hầu như không có sản phẩm nào từ cây mía phải bỏ phí.

Tại phía Nam, Cty CP Tập đoàn Thành Thành Công cũng đang từng bước cải tiến vươn lên trở thành doanh nghiệp mía đường đa ngành với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan tới ngành đường như cồn sinh học, nước đóng chai, phân bón, nhiệt điện, thủy điện, nước dừa, chế biến chè, du lịch, bất động sản, khu công nghiệp, giáo dục...

Đặc biệt, Thành Thành Công còn đang đặt mục tiêu việc sản xuất nhiệt điện từ phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường sẽ đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của đơn vị này trong tương lai.
 

Nhìn ra các nước đi trước

Kinh nghiệm tại các quốc gia có ngành mía đường phát triển hiện nay như Brazil, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Mỹ... đều cho thấy, để tồn tại và phát triển bền vững, ngành mía đường phải chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là cân đối nhịp nhàng giữa việc sản xuất đường và cồn sinh học.

Theo đó, nếu giá đường thế giới mang lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên sản xuất ra đường thành phẩm, ngược lại nếu giá đường thế giới giảm, nguyên liệu trước khi tinh chế đường sẽ ngay lập tức được chuyển sang sản xuất ethanol.

Ngoài ra, mọi phụ phẩm trong quá trình sản xuất mía đường phải được tận dụng một cách triệt để, vừa giúp tăng nguồn thu lại giảm được chi phí phải xử lí môi trường. Cụ thể, bã mía sẽ được dùng làm nguyên liệu chất đốt cho nhà máy nhiệt điện, một mặt cung cấp nguồn điện ổn định cho hoạt động sản xuất của nhà máy, phần còn thừa hòa vào lưới điện quốc gia.

Bên cạnh đó, một số phụ phẩm khác trong quá trình tinh luyện đường cũng được tận dụng làm phân bón, nước đóng chai, sản xuất bánh kẹo, sữa, nước ngọt.

Quay trở lại câu chuyện ngành mía đường Việt Nam trước ngưỡng cửa Hiệp định ATIGA có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 tới đây, trong tổng số 42 nhà máy, chiếm tới trên 50% (22 nhà máy) chỉ có công suất dưới 3.000 tấn mía/ngày. Đặc biệt, trong số 42 nhà máy trên, chỉ có khoảng 3 - 5 doanh nghiệp là đa dạng hóa được sản phẩm, dịch vụ, nguồn thu, còn lại đều chỉ sản xuất đường thô và đường tinh luyện đơn thuần.

Nếu hàng rào thuế quan và hạn ngạch khối ASEAN được dỡ bỏ theo đúng lộ trình đầu năm 2018, nguy cơ đóng cửa với 22 nhà máy lạc hậu, nhỏ bé kia là rất lớn, bởi thời gian còn lại không kịp để những doanh nghiệp này thay đổi.

 

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất