Ngành Nông nghiệp 'chạy nước rút' cuối năm

Ngành Nông nghiệp ''chạy nước rút'' cuối năm; Cần một chiến lược quốc gia cho ngành quế Việt Nam; Dư địa trong nông nghiệp sẽ không đến từ điều kiện tự nhiên; Xây dựng công trình ngăn mặn lớn thứ 2 vùng ĐBSCL.

Xuân Hào  | 

Ngành Nông nghiệp 'chạy nước rút' cuối năm

Tự động

theo nhận định của Bộ NN&PTNT, trong 2 tháng cuối năm, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong khi đó, thị trường thế giới tiếp tục biến động. Để đạt mục tiêu tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lê Minh Hoan yêu cầu các Sở NN-PTNT tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất lúa và rau màu, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó với tác động tiêu cực của thời tiết, bảo đảm sản lượng, ổn định thị trường trong nước dịp cuối năm và phục vụ xuất khẩu. Với lĩnh vực chăn nuôi, cần theo dõi tình hình dịch bệnh ở các địa phương, đặc biệt đối với dịch bệnh nguy hiểm. Với nuôi trồng thủy sản, các địa phương tập trung phát triển các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững.

Quỳnh Anh

  • Cần một chiến lược quốc gia cho ngành quế Việt Nam

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, diện tích trồng quế của Việt Nam đang tăng rất nhanh, dự kiến giá trị xuất khẩu 2022 sẽ đạt 276 triệu USD, nhưng việc trồng chủ yếu là tự phát, không theo quy hoạch ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững. Cây quế còn nhiều dư địa bởi nhu cầu từ các thị trường chất lượng cao như Mỹ, châu Âu không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn hưởng lợi từ nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, Hiệp định VPA/FLEGT. Nhiều loại thuế suất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được giảm hoặc xóa bỏ. Ngược lại, quế cũng gặp một số thách thức, trong đó, Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh tới sự cần thiết của một chiến lược phát triển bền vững cấp quốc gia. Từ đó, người trồng, chế biến và xuất khẩu quế thường bị phản hồi chậm so với yêu cầu thị trường.

Phạm Hiếu

  • Dư địa trong nông nghiệp sẽ không đến từ điều kiện tự nhiên

Trong tuần qua, tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 của Bộ NN-PTNT đã chủ trì tổ chức “Diễn đàn kết nối ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp”. Phát biểu kết thúc Diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Ông Toản khẳng định, dư địa trong nông nghiệp thời gian tới sẽ không đến từ điều kiện tự nhiên, đó sẽ là tri thức số, tri thức ngành.

Trung Quân

  • Xây dựng công trình ngăn mặn lớn thứ 2 vùng ĐBSCL

Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Thủy lợi 10 - Bộ NN-PTNT đang khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để xây dựng công trình cống đầu kênh Nguyễn Tấn Thành, tỉnh Tiền Giang. Công trình sẽ chính thức khởi công vào ngày 11/11 tới và dự kiến tháng 7/2024 sẽ hoàn thành, đưa vào vận hành.Cống đầu kênh Nguyễn Tấn Thành hoàn thành sẽ có chức năng ngăn mặn, trữ ngọt, chống triều cường phục vụ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của hàng chục nghìn hộ dân ở tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Đây là công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt có quy mô lớn thứ 2 khu vực ĐBSCL, sau dự án Cái Lớn - Cái Bé, riêng mặt ngang cửa cống rộng tương đương với cống Cái Lớn - Cái Bé.

Võ Dũng

  • Triều cường gây ngập hơn 10.200ha đất canh tác nông nghiệp

Theo Sở NN-PTNT Hậu Giang, đợt triều cường dâng cao trong tháng 10 vừa qua và hiện nay mực nước trên các sông, kênh, rạch vẫn còn ở mức khá cao đã gây ngập hơn 10.200ha đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện triều cường vẫn còn tiếp tục dâng cao gây ngập nhiều tuyến đường, nhà dân, lúa, cây ăn trái, rau màu. Các địa phương đang tiến hành thống kê diện tích thiệt hại và tích cực giúp nông dân triển khai những giải pháp phục hồi lại diện tích canh tác bị ngập.

Văn Vũ

  • 6 năm, gần 1000 vụ tai nạn tàu cá tại Bình Định
Theo báo cáo điều tra tai nạn tàu cá từ tháng 8/2015 đến tháng 6/2021 của Chi cục Thủy sản Bình Định, trong giai đoạn này, ngành đánh bắt thủy sản ở Bình Định xảy ra đến 981 vụ tại nạn tàu cá, khiến hơn 50 ngư dân bị chết và hơn 100 ngư dân mất tích. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn tàu cá được ngành chức năng Bình Định xác định: Do Biển Đông là luồng hàng hải quốc tế nhộn nhịp, nên nhiều tàu khai thác tại các khu vực đan xen giữa ngư trường khai thác và tuyến đường hàng hải dẫn đến dễ xảy ra tai nạn đâm va, đặc biệt là vào ban đêm. Ngư trường đánh bắt ở những vùng biển xa bờ thường xuyên phải đối mặt với bão tố và lốc xoáy.

Vũ Đình Thung

  • Hơn 10.000 tỷ đồng để phòng chống thiên tai
Báo cáo của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa cho biết, giai đoạn 2016 - 2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hơn 120 trận thiên tai làm 80 người chết, nhiều người mất tích và bị thương, gây thiệt hại kinh tế cho tỉnh khoảng 10.100 tỷ đồng. Riêng tình trạng biển xâm thực đã lấy đi chục ha đất ven biển. Hiện tại, toàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư tu bổ nâng cấp được hơn 40 km đê biển, đảm bảo chống được gió bão cấp 10. Trong giai đoạn 2022-2025, dự kiến tổng mức đầu tư cho các dự án thuộc kế hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Trần Quốc Toản

  • Ngư dân vùng biển Hà Tĩnh “trúng đậm” ruốc biển đầu mùa

Tại vùng bãi ngang xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, năm nay thời tiết thuận lợi nên mùa ruốc biển đến sớm hơn. 2 ngày qua, toàn xã Xuân Yên có khoảng 30 tàu thuyền ra khơi đánh bắt, mỗi ngày thu về hàng chục tấn. Tổng sản lượng khai thác ruốc biển của bà con ngư dân toàn xã những ngày này ước đạt khoảng 50 tấn, trị giá hơn 300 triệu đồng. Theo người dân nơi đây, tuy giá ruốc năm nay giảm hơn năm ngoái, chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg nhưng do khai thác được nhiều nên các tàu thu về bình quân 5 triệu đồng/chuyến. Thời tiết hiện rất thuận lợi nên ruốc xuất hiện dày đặc, ngư dân chỉ cần ra khơi cách bờ khoảng 500m là có thể đánh bắt.

Thanh Nga

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, luân canh đậu nành trên đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho chính sản xuất lúa như cắt nguồn lây lan sâu bệnh trên lúa, cải thiện sự phì nhiêu và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất, qua đó làm tăng năng suất lúa vụ sau. Đồng thời, đậu nành cũng là cây trồng góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu vì trồng đậu nành sẽ tiết kiệm đáng kể nước tưới và phân bón so với lúa.

Vì vậy, sự tham gia của những doanh nghiệp lớn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển cây đậu nành trên đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long cho rằng sau một thời gian suy thoái vì không cạnh tranh được với nhiều cây trồng khác, cây đậu nành đang có cơ hội tốt để phục hồi.

Băng:

Thanh Sơn

Đối thoại:

Thưa quý vị và bà con, với chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thanh tra chuyên ngành về thủy sản trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, hoạt động kiểm ngư lâu nay đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các hoạt động khai thác bất hợp pháp trên biển. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ có nhiều biến động về mặt tổ chức quản lý đối với hoạt động kiểm ngư. Vậy lực lượng kiểm ngư sẽ có câu cấu tổ chức như thế nào để phù hợp với tình hình mới? phóng viên Minh Phúc đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Hùng – Phó tổng cục trưởng tổng cục thủy sản về nội dung này:

Băng:

Văn Huy – Minh Phúc

Kết tinh thứ mộc mạc, thân quen thành giá trị của dân tộc

Tự động

Ngành Nông nghiệp 'chạy nước rút' cuối năm

Ngành Nông nghiệp ''chạy nước rút'' cuối năm; Cần một chiến lược quốc gia cho ngành quế Việt Nam; Dư địa trong nông nghiệp sẽ không đến từ điều kiện tự nhiên; Xây dựng công trình ngăn mặn lớn thứ 2 vùng ĐBSCL.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ