| Hotline: 0983.970.780

Ngành Nông nghiệp vượt khó duy trì đà tăng trưởng khá

Thứ Hai 17/06/2019 , 16:45 (GMT+7)

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT ngày 17/6 tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn ngành đã duy trì tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt khoảng 2,7-2,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Sơ chế chế biến xoài xuất khẩu

Trong đó, nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi) tăng khoảng 1,68%, lâm nghiệp tăng khoảng 4,53% và thủy sản tăng khoảng 6,5%.

Tuy vậy, ngành Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; thời tiết bất thường, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL, hạn hán một số nơi ở Tây Nguyên, Nam Trung bộ. Thị trường nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản giảm giá, nhất là dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp...

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn tới ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh đó, toàn ngành NN-PTNT đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành vẫn đạt kết quả cao.

Tính đến hết tháng 6, cả nước đã gieo cấy được 5.403 nghìn ha lúa, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018; thu hoạch được 3.123,7 nghìn ha, tăng 0,7% cùng kỳ năm 2018. Ước năng suất lúa bình quân trên diện tích thu hoạch đạt 66 giảm 0,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 23,3 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả nước, đàn bò tăng khoảng 2,9%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 193 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018 do có thị trường tiêu thụ tốt, giá bán thịt bò hơi ở mức cao và người chăn nuôi có lãi. Đàn gia cầm phát triển tốt với mức tăng khoảng 11-12% do không có dịch bệnh xảy ra.

Riêng chăn nuôi lợn gặp khó khăn do dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan trên diện rộng và đã xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước (58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,6 triệu con). Tổng số lợn của cả nước tháng 6/2019 giảm 5,5% so với cùng thời điểm năm 2018, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2018.

Ước đến hết 6/2019, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 105.000 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước

Ước đến hết 6/2019, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 105.000 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6,5 triệu m3, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Cả nước đã thu được 1.136,1 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 36% kế hoạch năm, tăng 7% so với cùng kỳ.

Bộ đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/3/2019; đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong vận chuyển, giết mổ lợn thịt, lợn giống sạch bệnh cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nhằm tăng cường thu mua dự trữ, cấp đông để hạn chế mức giảm giá thịt lợn quá sâu, tránh tăng giá khi chưa tái đàn và chuẩn bị cung ứng đủ giống phục vụ tái đàn sau dịch bệnh.

Đáng mừng là nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn, lũy kế từ 2014 đến hết tháng 5/2019 cả nước trồng được 217.571 ha rừng thâm canh gỗ lớn, đạt 81,8% kế hoạch.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2019. Hiệp định VPA/FLEGT gửi một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương trình “Thương mại và phát triển bền vững” của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,78 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khai thác ước đạt 1,88 triệu tấn, tăng 5,4% so (khai thác biển đạt 1,43 triệu tấn, tăng 5,2%; khai thác nội địa đạt 86 ngàn tấn, tăng 1,8%). Nuôi trồng ước đạt 1,92 triệu tấn, tăng 7%. Sản lượng nuôi cá tra tại ĐBSCL 6 tháng đạt 684 nghìn tấn, tăng 6,4%. Sản lượng tôm đạt 278 nghìn tấn, tăng 6,9%.

Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu đã thể hiện khá rõ về tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa, quả, các loại cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm đặc sản; giảm các ngành hàng, sản phẩm đang có xu hướng tăng cung; tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao trong tổng sản lượng sản xuất và hàng xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt 19,75 tỷ USD, tăng 2,1% cùng kỳ năm 2018, trong đó: Nhóm hàng nông sản chính ước đạt 9,33 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ; Các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 311 triệu USD, tăng 1,8%; Thủy sản ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ; Lâm sản chính ước đạt 5,27 tỷ USD, tăng 21,2% (trong đó gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 20,1%, sản phẩm mây, tre, cói 236 triệu USD  tăng 55,7%).

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khá

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn và ưu tiên bố trí nguồn lực để phấn đấu về đích ngay trong năm 2019 (sớm hơn 01 năm so với mục tiêu được giao).

Tính đến tháng 6/2019, cả nước đã có 4.402 xã (49,38%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 564 xã (6,32%) so với cuối năm 2018; có 76/664 huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; có 4 địa phương (Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương, Đà Nẵng) có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó, Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 với 100% số xã (133/133) đạt chuẩn nông thôn mới và 100% (11/11) đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bình quân cả nước đạt 15,43 tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí, có 42/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Đề án/Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bộ đã tổ chức thành công Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019.

Bình quân cả nước đạt 15,43 tiêu chí nông thôn mới/xã

Đến nay, hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị đã trở nên khá phổ biến. 6 tháng tháng đầu năm 2019, đã thành lập mới được 587 HTX nông nghiệp, nâng tổng số HTX nông nghiệp lên 14.287 HTX; thành lập mới trên 1.100 doanh nghiệp nông lâm thủy sản, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lên trên 10.200 doanh nghiệp.

Cả nước hiện đã xây dựng và phát triển mô hình liên kết với 1.254 chuỗi, 1.452 sản phẩm và 3.172 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP.

Đến hết năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, Bộ đã xây dựng 45 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4, trong đó có 15 dịch vụ công kết nối một cửa quốc gia. Các dịch vụ công được tích hợp toàn bộ tại một cổng duy nhất, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời, công khai và minh bạch.

Bộ đã ban hành Danh mục Thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực NN-PTNT với tổng số 386 TTHC; số TTHC được cắt giảm so với trước đó là 122 thủ tục. Lũy kế đến nay, Bộ đã cắt giảm 276/326 điều kiện đầu tư (bãi bỏ 139, sửa đổi 137 điều kiện), đạt tỷ lệ 84,6%. Bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ 7.698 dòng hàng xuống còn 1.768 dòng hàng (cắt giảm trên 77%); kiểm tra chuyên ngành chuyển mạnh mẽ từ tiền kiểm sang hậu kiểm; xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm