| Hotline: 0983.970.780

Ngành thuế không 'ngâm' hồ sơ chuyển nhượng bất động sản

Chủ Nhật 12/06/2022 , 08:24 (GMT+7)

Tổng cục Thuế chỉ đạo chi cục các địa phương không trả lại hoặc kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng bất động sản dù nghi ngờ kê khai giá.

Ngành thuế có nhiều biện pháp khuyến khích các giao dịch chính thức về chuyển quyền bất động sản.

Ngành thuế có nhiều biện pháp khuyến khích các giao dịch chính thức về chuyển quyền bất động sản.

Tổng cục Thuế cho biết, hiện cơ quan vẫn nhận một số phản ánh từ địa phương về hiện tượng, cơ quan thuế trả lại hồ sơ kê khai thuế do nghi ngờ những trường hợp này có dấu hiệu kê khai thấp so với giá giao dịch thực tế.

Điều này trái với tinh thần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật tại bộ phận 1 cửa liên thông của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế theo nguyên tắc “tiền phòng hậu kiểm”.

Ngày 10/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế gửi Công điện số 08/CĐ-TCT đến Cục Thuế các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ khai thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Trong đó, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố quán triệt đến Chi cục Thuế không thực hiện trả lại hồ sơ, không được kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định dù nghi ngờ kê khai giá.

Ngành thuế các cấp thực hiện tính thuế theo đúng quy định tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 và chỉ đạo tại công văn số 3849/BTC-TCT ngày 28/4/2022.

"Nếu phát hiện rủi ro, ngành thuế sẽ thanh, kiểm tra theo quy định tại Luật Quản lý thuế", Công điện số 08 nêu rõ.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15, đại biểu Phan Thái Bình, đoàn Quảng Nam phản ánh vấn đề, cán bộ thuế mỗi nơi làm một kiểu để thu được thuế chuyển nhượng bất động sản; nhiều nơi yêu cầu tính giá thuế thêm cao hơn kê khai 1,2-1,5 lần, có nơi yêu cầu cao hơn 2 lần mới giải quyết.

Trong khi đó, theo ông Bình, các văn bản hướng dẫn kê khai thuế không rõ ràng, dẫn đến địa phương mỗi nơi áp dụng một kiểu, dẫn đến tình trạng hồ sơ bị trả đi, trả lại nhiều lần.

Trả lời vấn đề, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cam kết, chỉ đạo cơ quan thuế tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích nộp thuế, đồng thời ý thức được những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá chuyển nhượng bất động sản không đúng thực tế.

Bộ trưởng Phớc cho biết thêm, rằng số thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản năm 2021 đạt 21.000 tỷ đồng, tăng hơn 4.900 tỷ đồng, tương đương khoảng 30% so với năm 2020.

Nguyên tắc “tiền phòng hậu kiểm” được Bộ Tài chính đề ra, vừa giúp tăng độ thông thoáng trong việc xử lý hồ sơ, vừa đảm bảo tính bình đẳng, công khai, minh bạch. Bên cạnh ngành thuế, Bộ Tài chính cũng áp dụng cho thị trường chứng khoán.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm