| Hotline: 0983.970.780

Ngành trồng trọt đi vào chiều sâu

Thứ Hai 15/06/2020 , 08:30 (GMT+7)

Ngành trồng trọt những năm qua đã có những chuyển biến vượt bậc đối với các nhóm cây trồng chủ lực.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại buổi thăm và làm việc với Báo NNVN. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại buổi thăm và làm việc với Báo NNVN. Ảnh: Tùng Đinh.

Báo NNVN đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung toàn ngành

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2020), ngày 12/6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã thăm và làm việc với Báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN).

Tại buổi thăm và làm việc, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã bày tỏ tự hào về Báo NNVN, không chỉ là tờ báo đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc trong ngành nông nghiệp mà còn là bạn đọc của cả nước.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá, qua nhiều thế hệ, Báo NNVN luôn duy trì được chất lượng nội dung. Những năm qua, Báo NNVN cũng có những đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn ngành nông nghiệp và sự nghiệp phát triển nông thôn.

Đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới và triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Báo NNVN đã thông tin một cách kịp thời, nhanh nhạy, chính xác, khách quan các thông tin tới độc giả nhằm nhận diện được những thành tựu và khó khăn chung của toàn ngành.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt là một trong những lĩnh vực căn cốt của ngành. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang có những chuyển biến theo hướng giá trị cao, đa lĩnh vực, trồng trọt vẫn đóng vai trò quan trọng, có đóng góp trên 50% GDP của toàn ngành nông nghiệp.

Về mặt xã hội, trồng trọt là lĩnh vực còn mang tính đặc thù, gần như 100% nông dân đều có hoạt động sản xuất liên quan tới lĩnh vực trồng trọt, mang ý nghĩa môi trường. Trồng trọt vẫn có những rủi ro, khó khăn riêng, bởi đây là lĩnh vực trải dài trên một không gian rộng lớn, có yếu tố mùa vụ, ngày càng chịu tác động bất lợi do thiên tai...

Trong tình hình đó, báo chí nói chung, đặc biệt là Báo NNVN đã luôn đồng hành, thông tin phản ánh một cách kịp thời các hoạt động của ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt là về lĩnh vực trồng trọt, kể cả những mặt tích cực và những mặt còn tồn tại.

Qua đó, đã kịp thời giúp Bộ NN-PTNT có những điều chỉnh cả trong công tác chỉ đạo điều hành, có những quyết sách nhằm giải quyết các vấn đề lớn của toàn ngành.

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh  gửi lời chúc mừng, cảm ơn sâu sắc và động viên tới tập thể Báo NNVN. Trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị và mong muốn tập thể Báo NNVN tiếp tục phát huy truyền thống của tờ báo, bám sát và thông tin kịp thời, sâu sắc, toàn diện hơn nữa về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, nhất là về lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn... 

Những chuyển biến lớn của lĩnh vực trồng trọt

Làm việc với Báo NNVN, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đã thảo luận những nét chuyển biến lớn, quan trọng của ngành nông nghiệp nói chung, nhất là về một số nhóm sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt.

Đơn cử về nhóm cây công nghiệp như cây chè, đây là cây trồng có tính lịch sử rất cao, từ đầu Thế kỷ 20 đã được người Pháp lựa chọn đưa vào trồng tại Việt Nam.

Đến nay, qua nhiều giai đoạn thăng trầm, cây chè vẫn tạo được những giá trị và hướng phát triển riêng biệt. Bộ NN-PTNT cũng đã từng có ban chỉ đạo để phát triển ngành hàng chè, nhất là kiểm soát dư lượng, tăng năng suất và chất lượng cho cây chè.

Ngành trồng trọt đã có những chuyển biến vượt bậc trong những năm qua trên tất cả các nhóm cây trồng chủ lực (Trong ảnh: Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm vùng xoài tại Sơn La năm 2020). Ảnh: Lê Bền.

Ngành trồng trọt đã có những chuyển biến vượt bậc trong những năm qua trên tất cả các nhóm cây trồng chủ lực (Trong ảnh: Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thăm vùng xoài tại Sơn La năm 2020). Ảnh: Lê Bền.

Đến nay, ngành chè đã có những chuyển biến hết sức tích cực. Diện tích chè cả nước mặc dù vẫn chỉ duy trì ổn định ở mức 120-130 nghìn ha, tuy nhiên với các gói tiến bộ kỹ thuật được áp dụng đồng bộ, những năm qua, năng suất chè đã tăng rất nhanh, từ mức bình quân chỉ khoảng 5 tấn búp/ha trước đây lên mức 10 tấn/búp/ha hiện nay.

Theo đó, cơ cấu bộ giống chè mới chất lượng cao, năng suất cao cho các vùng chè tập trung trước đây chỉ khoảng 10-15%, nay đã được nâng lên trên 60%. Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè trước đây chỉ khoảng 100 triệu USD thì đến nay đã tăng lên 235 triệu USD (năm 2019)...

Về cây điều, từ chỗ chỉ là cây trồng giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đến nay ngành điều Việt Nam đã vươn lên trở thành một ngành hàng lớn mạnh, có tầm chi phối tới ngành điều quốc tế.

Bên cạnh việc phát triển ngành công nghiệp chế biến điều, những năm qua, các diện tích điều của nước ta đã liên tục được Bộ NN-PTNT triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm cải tạo, thâm canh vườn điều.

Nhờ đó đến nay, năng suất điều của nước ta liên tục tăng cao, điển hình như năm 2019, năng suất điều tại thủ phủ điều Bình Phước đã xấp xỉ đạt 1,8 tấn/ha (so với bình quân trước đây chỉ xoay quanh 1,2 tấn/ha).

Bộ NN-PTNT trong giai đoạn vừa qua, cũng đã tập trung hàng loạt các chương trình, dự án nhằm nâng cao năng suất, giá trị bền vững cho nhiều mặt hàng cây công nghiệp, nhất là chương trình tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chương trình kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm cho cây hồ tiêu tại các tỉnh phía Nam. Nhờ đó đến nay, một số nhóm cây công nghiệp chính vẫn căn bản giữ được giá trị, đi vào phát triển bền vững...

Vững chắc lúa gạo, đột phá cây ăn quả

Đối với nhóm cây ăn quả, đây là nhóm cây trồng đã có bước phát triển nhảy vọt trong những năm qua. Nhiều vùng chuyên canh, vựa cây ăn quả lớn phục vụ xuất khẩu, cho giá trị rất cao đã được hình thành tại nhiều khu vực trên cả nước như ĐBSCL (Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre...), các tỉnh Tây Nguyên, và nhất là chuyển biến nhảy vọt của các vựa cây ăn quả lớn tại vùng Trung du miền núi phía Bắc như Sơn La, Bắc Giang, khu vực phía tây các tỉnh Bắc Trung Bộ...

Trong đó, hàng loạt các giống cây ăn quả có chất lượng, sạch bệnh đã được đưa vào sản xuất, song song với các nhóm giải pháp kỹ thuật canh tác, thâm canh đồng bộ đã được triển khai tại các vùng cây ăn quả lớn của cả nước...  

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, lúa gạo vẫn sẽ là mặt hàng có lợi thế, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thời gian tới. Ảnh: Hưởng Phạm.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, lúa gạo vẫn sẽ là mặt hàng có lợi thế, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thời gian tới. Ảnh: Hưởng Phạm.

Đối với cây lương thực, mà trọng tâm là cây lúa, trong bối cảnh tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng giá trị cao, bên cạnh việc chuyển đổi các diện tích lúa bấp bênh, kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị cao hơn, ngành lúa gạo nước ta đã có những hướng đi phù hợp theo hướng tập trung thâm canh, đi vào nhóm giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu sang các thị trường có giá trị cao.

Nhờ đó, lúa gạo đến nay vẫn khẳng định được vị thế vững chắc, đảm bảo giúp nông dân có lãi và gắn bó với cây lúa.

“Nếu như trước đây, mỗi cánh đồng lúa thường nhấp nhô cây cao cây thấp, nhiều trà giống xanh chín hổ lốn thì đến nay, chúng ta đã thấy những cánh đồng bạt ngàn chỉ có một giống, một trà, đa số là giống lúa ngắn ngày, chất lượng, độ thuần rất cao, rất thuận lợi cho thu hoạch và cơ giới hóa” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nêu ví dụ dẫn chứng về chuyển biến trong tái cơ cấu ngành lúa gạo.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng trong những giai đoạn tới, cây lúa vẫn sẽ là cây trồng có giá trị, có lợi thế.

Điển hình như ĐBSCL, đã từng có chủ trương chuyển đối một phần đất lúa sang ngô nhưng không thành công, hiện nay, cây lúa vẫn đóng vai trò quan trọng không thể thay thế. Sản xuất lúa của nước ta còn có ý nghĩa đặc biệt nhằm đảm bảo đảm bảo an ninh lương thực.

Dẫn chứng điển hình cho vai trò này có thể thấy trong bối cảnh dịch Covid-19, việc đảm bảo thắng lợi cho sản xuất lúa của cả nước đã đóng vai trò quan trọng cho định hướng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định tình hình xã hội...

Về những định hướng lớn cho ngành trồng trọt trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng đến nay, trong lĩnh vực trồng trọt, những đối tượng cây trồng nào có lợi thế đều đã được định hình tương đối rõ nét.

Vì thế, ngành trồng trọt sẽ không cần những xáo trộn lớn về cơ cấu cây trồng, mà sẽ chỉ có những vi chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể, đi vào chiều sâu, theo hướng khai thác chuỗi giá trị và phát triển bền vững. Bởi quỹ đất cho lĩnh vực trồng trọt hiện nay của nước ta đã được căn bản khai thác sử dụng và ngày càng thu hẹp do đô thị hóa, công nghiệp hóa.

Bên cạnh đó, năng suất của đa số các đối tượng cây trồng của nước ta như cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp đều đã cơ bản ở mức kịch trần, dư địa tăng giá trị về mặt năng suất chỉ còn rất ít.

Do đó, việc nâng cao giá trị cho ngành trồng trọt chỉ còn có thể dựa vào nền tảng khoa học công nghệ, giảm giá thành, nâng cao giá trị thông qua cải thiện chất lượng, mẫu mã, tăng cường chế biến, cải thiện chuỗi phân phối tiêu thụ ở các kênh có giá trị cao...

Theo đó, giai đoạn tới, chủ trương của Bộ NN-PTNT về lĩnh vực trồng trọt, đó là sẽ tập trung cao độ, đồng bộ các nhóm giải pháp, chính sách căn cơ cho từng đối tượng cây trồng cụ thể để nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho từng mặt hàng. Đặc biệt quản lí giống cây ăn quả, gói kỹ thuật cho cây ăn quả ở các vùng sản xuất trọng điểm của đất nước.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm