| Hotline: 0983.970.780

Ngao 'cười', người khóc

Thứ Năm 15/08/2019 , 14:30 (GMT+7)

Những xác ngao chết, tách vỏ trắng xóa nổi trên mặt cát khiến nhiều hộ nuôi ngao tại xã Đông Minh (huyện Tiền Hải, Thái Bình) càng thêm xót xa.

13-15-54_nh_1
Người dân thu dọn xác ngao vào ban đêm khi thủy triều rút.

Họ buồn bã, chán nản, bởi bao nhiêu vốn liếng đầu tư đã trôi theo dòng nước biển. Nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mấy ngày gần đây, tại xã này xuất hiện tình trạng ngao chết hàng loạt, há miệng phủ trắng bãi. Số lượng ngao chết mỗi ngày một tăng khiến chủ hộ thu dọn xác ngao không xuể.

Là một trong những hộ có số lượng ngao chết nhiều tại xã Đông Minh, ông Hoàng Công Trứ (thôn Minh Châu) cho hay, ngày 7/8, khi kiểm tra đầm nuôi ngao, ông thấy có hiện tượng ngao giống chết rải rác, số lượng không nhiều.

Nhận định, ngao có thể chết do thời tiết nên ông Trứ đã chủ động tháo hàng lưới xuống thấp với hi vọng cứu sống đầm ngao. Tuy nhiên, đến ngày 8 - 9/8, ngao chết hàng loạt, tách vỏ trắng xóa, nổi khắp bề mặt. “Hiện 1ha nuôi ngao giống của gia đình tôi đã chết hết sạch, không thể cho thu hoạch, ước tính thiệt hại hơn 300 triệu đồng”, ông Trứ buồn bã nói.

Chỉ tay về bãi ngao chết nổi trắng xóa, ông Trứ bảo, do gia đình không đủ nhân lực để dọn xác ngao, vệ sinh đầm bãi nuôi ngao nên đành phải thuê thêm nhân công đến thu dọn. Mỗi ngày, gia đình phải trả 200 nghìn đồng/người/ngày. Vừa mất vốn liếng đầu tư vừa mất tiền thuê nhân công. Khổ lắm.

Cùng chung cảnh ngộ, bà Trần Thị Tuyết (thôn Đồng Châu Nội) ngậm ngùi: “Hơn 300 triệu đồng của gia đình đã đổ xuống biển. Những tưởng, vụ nuôi ngao năm nay thắng lợi, nào ngờ chết trôi. Giờ phải cõng thêm một khoản nợ, không biết bao giờ gia đình mới trả được”.

Với kinh nghiệm sẵn có, gia đình bà cũng làm đủ phương pháp để cứu ngao nhưng không thành. “Bây giờ ngao chết hết rồi, gia đình tôi coi như trắng tay. Không biết lấy tiền đâu để trả nợ và xuống giống vụ mới. Giờ, không nuôi lại thì chúng tôi cũng chẳng biết làm gì ngoài việc khác”, bà Tuyết than thở.

Theo các hộ dân, tình trạng ngao chết hàng loạt tại xã Đông Minh những ngày qua đã đẩy nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh khốn đốn, nợ nần chồng chất. Hộ thiệt hại nhẹ thì vài trăm triệu, thiệt hại nặng lên đến tiền tỷ.

Ông Vũ Trung Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Minh cho biết, toàn xã có 285 hộ nuôi ngao với tổng diện tích gần 450ha. Từ ngày 7 - 8/8, trên địa bàn xuất hiện ngao chết (chủ yếu là ngao giống) hàng loạt tại các bãi đầm nuôi ngao.

Sau khi xuất hiện tình trạng trên, chính quyền địa phương đã khuyến cáo các chủ hộ nhanh chóng thu dọn xác ngao và tiêu hủy tại nơi quy định để tránh gây ô nhiễm nguồn nước cũng như môi trường sống.

13-15-54_nh_2
Ngao chết hàng loạt, há miệng nằm phủ trắng bãi.

Trước đó vào năm 2014, trên địa bàn huyện Tiền Hải cũng xuất hiện tình trạng ngao chết hàng loạt. Nguyên nhân lúc đó được xác định là do thời tiết, do nuôi ở vị trí sai khuyến cáo, do ngao yếu, mật độ nuôi quá cao...

Không chỉ riêng xã Đông Minh, tại xã Nam Thịnh cũng ghi nhận có tình trạng ngao chết hàng loạt. Ngao chết chủ yếu là ngao cỡ nhỏ. Tính chung cả hai xã Đông Minh và Nam Thịnh, diện tích ngao thiệt hại đã lên đến hơn 500ha.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thái Bình, ông Hoàng Minh Giang cho biết, sau khi nhận được thông tin có tình trạng ngao chết hàng loạt, Chi cục cùng UBND huyện Tiền Hải phối hợp với 2 địa phương để kiểm tra, thống kê diện tích... Đồng thời, lấy mẫu ngao, nước để xét nghiệm. Nguyên nhân có thể do ngao nuôi bị sốc nhiệt.

Cụ thể, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn huyện có mưa rất to, làm độ mặn giảm. Sau đó nắng nóng trở lại, nhiệt độ lên cao thời gian trùng với thủy triều nước kém. Vì vậy, ngao ở những bãi không ngập và mực nước thấp phải chịu nắng nóng do nhiệt độ tăng cao đột ngột dẫn đến ngao yếu và chết.

“Chi cục đã khuyến cáo người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, thực hiện các giải pháp xử lý môi trường tốt nhất, ngao chết đến đâu thu dọn xác đến đó, không để ngao chết lưu lại khu vực nuôi. Không đổ trực tiếp xác vỏ ngao ra biển làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi sau này”, ông Giang bộc bạch.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm