| Hotline: 0983.970.780

Ngao Giao Thủy xuất ngoại

Thứ Ba 12/11/2019 , 15:59 (GMT+7)

Vùng nuôi ngao của huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đã được EU đánh giá là vùng nuôi an toàn. Do đó, ngao Giao Thủy có chất lượng tốt, đảm bảo.

Nghề nuôi ngao ở huyện Giao Thủy đã có từ hàng chục năm nay. Theo thống kê, toàn huyện có gần 2.000ha nuôi ngao. Tập trung ở các xã như: Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Giao An, Quất Lâm…
Sản lượng hàng năm đạt trên 25.000 tấn. Thời điểm hiện tại, giá bán dao động từ 11 - 20.000 đồng/kg, tùy vào kích cỡ ngao, loại ngao.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Giao Thủy, con ngao là 1 trong những con nuôi thủy sản chủ lực của huyện, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. 
Hiện, trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi thả ngao Bến Tre và ngao bản địa, được thị trường đánh giá tốt; chất lượng thịt ngao thơm, ngon và ngọt nên được khách hàng ưa chuộng.
Từ lâu, ngao Giao Thủy không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài, trong đó có thị trường Châu Âu, Trung Quốc,…
Xã Giao Xuân được coi là “vựa ngao” lớn nhất của huyện Giao Thủy với diện tích khoảng 400ha, gần 200 hộ trực tiếp tham gia sản xuất ngao. Sản lượng đạt trên 40 tấn ngao thương phẩm/ha/năm, giá trị kinh tế ước đạt 520 triệu đồng/ha.
Bà Phạm Thị Dậu, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Xuân (huyện Giao Thủy) tự hào rằng, địa phương là nơi đã sinh sôi và phát triển nghề nuôi ngao từ rất sớm. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi ngao. Nhiều gia đình đã xây được nhà to nhờ con ngao.
Trên địa bàn xã Giao Xuân, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư khu sơ chế, làm sạch ngao trước khi đưa ra thị trường. Đi đầu là hộ gia đình ông Nguyễn Văn Cửu – Chủ doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung.
Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng nông, lâm, thủy sản Nam Định, ông Trần Xuân Lại cho biết, huyện Giao Thủy đã được EU đánh giá là vùng nuôi ngao an toàn. Ngao có chất lượng tốt, đảm bảo. Hàng tháng, Chi cục vẫn cử cán bộ xuống địa phương lấy mẫu nước vùng nuôi ngao để kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nước.

Xem thêm
Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng

Tàu thuyền mắc cạn do luồng lạch bồi lắng. Nhiều diện tích cà phê ở Gia Lai bị cháy khô. Lục Yên khắc phục hậu quả dông lốc. Hợp tác xã ‘3 trong 1’, hiệu quả kinh tế cao.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Bắt hai nghi phạm giết người, tạo hiện trường giả sau 6 giờ gây án

Sơn La Công an Sơn La bắt khẩn cấp hai nghi phạm Lò Chính Lương (sinh 2009) và Hoàng Văn Tiến (sinh 2006) cùng trú tại xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn sau 6 giờ lẩn trốn, liên quan tới việc dùng dao và gậy sắt ra tay làm tử vong Lường Quốc Việt rồi tạo hiện trường giả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm