| Hotline: 0983.970.780

Ngao ngán xã đạt chuẩn nông thôn mới dân xắn quần 'lội' trên đường

Thứ Tư 03/01/2018 , 13:18 (GMT+7)

Nằm ven Quốc Lộ 1A, xã Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu, Nghệ An) có 3 làng: Bắc Sơn, Quyết Thắng, Làng Mới (Thường gọi là Quỳnh Viên) và có 3 tuyến đường chính đi vào ba làng. Tuy nhiên sau khi đạt chuẩn NTM, trục đường chính đi vào làng Quỳnh Viên vẫn như một... ao bùn.

Học sinh đi học 'đánh vật' trên con đường lầy lội

Ngày đầu năm 3/1/2018, chúng tôi có mặt tại tuyến đường trên, mặc dù trời mới mưa lâm thâm, nhưng mặt của con đường này đã không còn nhận ra. Suốt cả tuyến đường, ổ trâu, ổ voi, ổ gà chi chít, đếm không xuể. Bùn đất nhão nhoẹt, nước đọng thành những vũng lớn lầy lội không sao tả xiết. học sinh xắn quần lên đạp xe ngã như ếch, còn bà con nông dân cho quần lên tận bẹn...lội bộ. Nếu không chứng kiến cảnh này, sẽ không ai dám tin rằng đây là trục đường chính của một xã đạt tiêu chí NTM.

Gặp chúng chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Lâm xóm 2 nói: “Gia đình tôi đã nhận đền bù 43.000.000 đồng và đã cùng với các gia đình khác trên toàn tuyến đường tự giác giải tỏa trả mặt bằng cho nhà thầu. Vậy nhưng không hiểu vì sao 4 năm qua họ vẫn để như vậy, dân khổ không sao chịu được. Con cháu đi học, quần áo bê bết bùn, đất giắt vào bánh phải bỏ xe giữa đường đi bộ, xe máy thì chạy vòng đường khác, còn xe tải nhỏ thì lên ga hết số mới leo qua các đoạn đường.

Ông Lê Đức Hậu chỉ con đường ngao ngán: “Mùa mưa đến, chúng tôi phải tự mua đá, thuê máy san bằng mới đi được nhưng cũng như muối đổ biển. Chỉ được vài bữa thì đá chìm xuống dưới, bùn nổi lên trên, lầy lội lại hoàn lầy lội. Còn chị Nguyễn Thị Toan công dân xóm 1 thì bức xúc: “Bùn đất theo người, theo xe vào tận nhà dân. Nhà nào muốn xây dựng phải tăng bo hai ba đoạn mới đưa được vật liệu về điểm tập kết. Khách đến chơi nhà, đành đứng ngoài alo rồi quay về. Tai nạn giao thông vì thế liên tục xảy ra. Vụ nghiêm trọng nhất là ông Nguyễn Trọng Đ đi xe máy, lao xuống ổ voi tử vong tại chỗ”...

Được biết, đây là tuyến đường chạy từ Quốc Lộ 1A xuyên qua giữa làng Quỳnh Viên, chạy xuống xã Quỳnh Thanh. Từ năm 2009, khi Nông trường quốc doanh Bầu Sen giải thể sáp nhập vào xã Quỳnh Thạch, UBND xã đã làm dự án xin xây dựng đường và được UBND huyện phê duyệt. Xã cũng mời được một nhà thầu nhất trí bỏ vốn và đã tiến hành khảo sát. Tuy nhiên sau đó, con đường này lại được đưa vào một dự án khác nên phương án kia dừng lại.

Năm 2012, theo dự án mới, đường được quy hoạch dài 2,1 km, rộng 7 m đổ nhựa 5m do UBND huyện làm chủ đầu tư và Công ty Minh Quang làm chủ thầu. Chủ thầu đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và xây đặt 6 hệ thống cống ở các điểm có con nước chảy qua đường và xây một cầu hoàn chỉnh bắc qua con kênh đào nông giang rồi tiến hành làm phần nền đất. Tuy nhiên, công trình chỉ làm đến đây thì dừng lại.

Năm 2014, khi trên về duyệt xã tiêu chí nông thôn mới, chủ thầu khất cho “Nợ” sau khi đạt sẽ tiến hành làm ngay. Tuy nhiên năm 2014, khi xã rầm rộ tổ chức nhận bằng công nhận đật chuẩn xong thì con đường cũng rơi vào quên lãng và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt giao thông và cuộc sống dân sinh của hàng trăm hộ dân và hàng ngàn hộ khẩu.

Vấn đền này đã liên tục được nhân dân phản ánh, qua các kỳ họp hội đồng, bằng đơn thư, trong các kỳ tiếp xúc cử tri nhưng xã chỉ lên huyện, huyện đổ lỗi tại nhà thầu, nhà thầu bảo chưa nhận được tiền... Trái bóng trách nhiệm được đá qua đá lại nên dân cứ kêu khản cổ trong vô vọng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đăng Khoa – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu cho biết: “ Tuyến đường trên do UBND huyện làm chủ đầu tư, đã cho nhà thầu giải phong mặt bằng, làm hệ thống mương cống và đổ cấp phối đường, tuy nhiên do thiếu vốn nên dự án chỉ đến mức độ đó là dừng lại. Chúng tôi đã nhiều lần vận động chủ thầu tiến hành thi công nhưng không có kết quả. Trong các cuộc họp giao ban giữa xã và huyện, chúng tôi liên tục có ý kiến đề xuất, đề đạt nguyện vọng của người dân Quỳnh Viên nhưng đến nay đoạn đường vẫn lún sục và có dấu hiệu xuống cấp rõ rệt của nhiều hạng mục”...

Một số hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được tại con đường nói trên:

 
 
 
 
 

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm