| Hotline: 0983.970.780

Ngày 22/5 kết thúc lấy ý kiến lát vỉa hè hồ Gươm

Thứ Ba 18/05/2010 , 13:16 (GMT+7)

Ngó nghiêng tấm pano được dựng lên cạnh hồ Gươm, ông Thực (phố Hàng Bông) chia sẻ: "Hình nhỏ và mờ, lại chẳng có phần thuyết minh nên rất khó để chúng tôi đóng góp ý kiến".

Ngó nghiêng tấm pano được dựng lên cạnh hồ Gươm, ông Thực (phố Hàng Bông) chia sẻ: "Hình nhỏ và mờ, lại chẳng có phần thuyết minh nên rất khó để chúng tôi đóng góp ý kiến".

Vài ngày qua, Ban Quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã trưng bày thiết kế dự án cải tạo hè, thoát nước, vườn hoa, duy tu kè xung quanh hồ để lấy ý kiến nhân dân trước khi tiếp tục thực hiện việc lát, cải tạo lại hơn 30.000m2 vỉa hè nơi đây.

Trung bày thiết kế xung quanh hồ Gươm

Dù đây là dự án được khá nhiều người quan tâm, song bàn đóng góp ý kiến lại vắng vẻ. Sau 4 ngày, Ban quản lý hồ mới chỉ nhận được chừng 100 đóng góp của người dân.

Do thiếu phần thuyết minh nên nhìn bản thiết kế, nhiều người dân cũng khó hình dung ra mục đích của dự án. Ngó nghiêng tấm pano được dựng lên cạnh hồ, ông Thực (phố Hàng Bông) chia sẻ: "Hình nhỏ và mờ quá, lại chẳng có phần thuyết minh nên rất khó để cho chúng tôi đóng góp ý kiến".

Theo ông cụ ngoài 70 tuổi này, việc làm đẹp hồ Gươm nên được ủng hộ nhưng thành phố cần công khai những phần việc cũng như cách thức sẽ làm để người dân được biết và đóng góp ý kiến. "Đừng nên làm được một đoạn rồi mới dừng lại lấy ý kiến người dân. Làm vậy chúng tôi thấy không được tôn trọng", ông Thực nói.

Bàn lấy ý kiến người dân được đặt trên đoạn vỉa hè vừa được lát đá xanh

Chiều 17/5 trao đổi với PV, ông Hoàng Hồng Phương - Phó Ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm cho biết, việc lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 15/5 và kết thúc vào ngày 22/5. Sau khi lấy ý kiến của người dân, Ban quản lý sẽ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của các ban, ngành ở Hà Nội, họp với đơn vị thi công, giám sát để rút kinh nghiệm, báo cáo UBND thành phố và nghe ý kiến chỉ đạo.

"Việc dừng thi công là để lắng nghe ý kiến của người dân và để cho việc thi công sắp tới tốt hơn, đáp ứng được nguyện vọng của người dân hơn. Hiện chưa có chỉ đạo dừng việc lát hè đến sau Đại lễ bởi đây là quyết định của UBND thành phố. Chúng tôi đang phấn đấu đến 30/7 sẽ hoàn thành việc chỉnh trang cảnh quan hồ", ông Phương nói. 

Một tháng qua, vỉa hè xung quanh hồ Gươm đã được bóc dỡ để lát đá xanh khổ 60x60cm, nặng chừng 50 kg mỗi viên. Nhiều ý kiến cho rằng đá xanh mặt trơn nhẵn sẽ dễ gây trượt ngã khi có nước mưa. Ngoài ra, dự án này là lãng phí khi vỉa hè hiện nay còn khá mới.

Dự kiến, gói thầu khu vực hồ Gươm phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long được UBND thành phố Hà Nội rút xuống còn khoảng 40 tỷ đồng.

 

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm