| Hotline: 0983.970.780

Ngày hải tặc đến: [Bài I] Cuộc sống phiêu lưu đầy hứa hẹn bỗng dừng lại

Thứ Ba 12/05/2020 , 06:01 (GMT+7)

Đối với Sudeep Choudhury, làm việc trên các tàu buôn hứa hẹn phiêu lưu và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng…

Cuộc sống của Sudeep Choudhury hoàn toàn thay đổi kể từ khi giáp mặt hải tặc. Ảnh: BBC.

Cuộc sống của Sudeep Choudhury hoàn toàn thay đổi kể từ khi giáp mặt hải tặc. Ảnh: BBC.

Chuyến đi trên một tàu chở dầu ở Tây Phi, ở những vùng biển nguy hiểm cách xa quê nhà, đã khiến cuộc sống của chàng trai trẻ mới tốt nghiệp bị đảo lộn.

Số phận của anh giờ đây phụ thuộc vào một nhóm hải tặc cướp tàu chở dầu, và ý thích của một nhân vật bí ẩn có tên King.

MT Apecus, tàu chở dầu được hãng BERNER SCHIFFSWERFT - BREMEN, CHLB Đức xây dựng vào năm 1973,  treo cờ của Palau, tổng trọng tải 1.533 tấn, thả neo ngoài khơi hòn đảo Bonny thuộc Nigeria ngay sau khi mặt trời mọc.

Sudeep Choudhury vừa kết thúc ca làm việc mệt mỏi trên boong. Nhìn về phía đất liền, anh có thể thấy hàng chục con tàu khác. Trên bờ biển phía bên kia, một hàng tàu chở dầu màu trắng nổi lên khỏi mặt đất như những người khổng lồ.

64 người bị bắt giữ từ sáu tàu chỉ trong ba tháng cuối năm 2019, theo báo cáo của Cục Hàng hải Quốc tế (IMB), cơ quan chuyên theo dõi các sự cố trên biển. Tuy nhiên, Max Williams, làm việc tại công ty tư vấn an ninh Africa Risk Compliance (ARC), cho biết số vụ cướp biển vẫn chưa được báo cáo thường xuyên. Công ty của ông ước tính số vụ tấn công thực sự năm 2018 gấp đôi con số mà IMB đưa ra.

Anh ăn sáng rồi gọi hai cuộc điện thoại cho cha mẹ mình và vị hôn thê Bhagyashree. Sudeep thông báo mọi chuyện vẫn ổn, theo đúng kế hoạch.

Đó là ngày 19/4/2019. Tàu chở dầu nhỏ, già cỗi cùng thủy thủ đoàn 15 người mất hai ngày lênh đênh trên biển trên hành trình xuống phía nam từ cảng Lagos đến vùng Niger Delta, khu vực mà các doanh nhân người Hà Lan và Anh khi tìm kiếm vận may nhanh chóng phát hiện ra dầu vào những năm 1950.

Vùng nước ấm của Vịnh Guinea, giáp ranh với bờ biển của bảy quốc gia Tây Phi, là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới. Vịnh Guinea có diện tích 11.000 km2 và trải dài từ Angola tới Senegal.

Đây là một trong những tuyến vận chuyển quan trọng nhất của thế giới đối với cả xuất khẩu dầu từ khu vực Niger Delta và hàng tiêu dùng ra vào Trung và Tây Phi, nhưng nó không được bảo vệ cẩn thận, một sự kết hợp tạo điều kiện lý tưởng cho cướp biển.

Trong số tất cả những người đi biển bị bắt để đòi tiền chuộc trên toàn thế giới vào năm ngoái, khoảng 90% trong số họ được đưa đến đây.

Sudeep vẫn cảm thấy an toàn vào buổi sáng nhiệt đới ở Nam Đại Tây Dương. Các tàu hải quân Nigeria đang tuần tra và tàu Apecus neo đậu ngay bên ngoài đảo Bonny, cách đất liền 7 hải lý, chờ xin phép cập cảng.

Trữ lượng dầu phong phú được tìm thấy ở đây có thể đã làm cho người dân vùng đồng bằng châu thổ Niger trở nên giàu có, nhưng đối với hầu hết mọi người nó là một lời nguyền. Tại các ngôi làng phía dưới có các đường ống dẫn dầu giúp chính phủ Nigeria và các công ty dầu khí quốc tế thu được hàng tỉ USD, tuổi thọ của người dân chỉ khoảng 45.

Mức độ bạo lực ở vùng châu thổ này trồi sụt - nhưng mối đe dọa luôn tồn tại ở đó.

Thiệt hại kinh tế do cướp biển ở Tây Phi đến năm 2017 là 818,1 triệu USD - tăng từ 793,7 triệu đô la năm trước. Gần 1/4 trong số 818,1 triệu USD đó được sử dụng để ký hợp đồng an ninh hàng hải, theo báo cáo về tình trạng vi phạm hàng hải năm 2017 của tổ chức phi lợi nhuận Oceans Beyond Piracy.

Theo phân tích của Oceans Beyond Piracy, tổng chi phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh bổ sung cho các tàu đi qua Vịnh Guinea là 18,5 triệu USD trong năm 2017. 35% tàu đi qua khu vực này cũng có thêm bảo hiểm bắt cóc và tiền chuộc trị giá 20,7 triệu USD.

Sự bất an đang lan tràn trong khu vực đến nỗi công ty bảo hiểm toàn cầu Beazley hiện cung cấp chương trình "Gulf of Guinea Piracy Plus", loại bảo hiểm dành cho thủy thủ đoàn trên các tàu đi qua khu vực.

Ảnh: BBC.

Ảnh: BBC.

Sudeep tỉnh dậy vài giờ sau đó do có tiếng la hét và tiếng động mạnh. Người canh gác trong phòng chỉ huy của con tàu, phát hiện một tàu cao tốc chở chín người đàn ông trang bị nhiều vũ khí đang đến gần.

Tiếng kêu cảnh báo vang lên xung quanh con tàu dài 80m khi thủy thủ đoàn tranh nhau chạy trốn. Họ không thể ngăn chặn những tên cướp biển, nhưng ít nhất họ có thể cố gắng trốn đi.

Sudeep, mới 28 tuổi nhưng đã là sĩ quan phụ tá thứ ba của con tàu, phụ trách năm thủy thủ Ấn Độ khác làm việc trên Apecus. Không có dầu trên tàu, vì vậy anh biết rằng những tên cướp biển sẽ muốn lấy người làm hàng hóa để đòi tiền chuộc.

Người Mỹ và người châu Âu được định giá cao vì các công ty của họ trả tiền chuộc cao nhất nhưng thực tế, hầu hết các thủy thủ đến từ các nước đang phát triển. Trên tàu Apecus, thủy thủ người Ấn Độ là những người duy nhất không phải người châu Phi.

Chưa đầy năm phút hành động, Sudeep đã tập hợp người của mình trong phòng máy của tàu trước khi chạy lên lầu để đặt chuông báo động khẩn cấp thông báo cho mọi người trên tàu.

Trên đường trở xuống, anh bắt gặp ánh mắt đầu tiên của những kẻ tấn công, những người mặc áo phông, bịt khăn che mặt đen, và có súng trường. Chúng ở sát cạnh con tàu, tự tin móc một cái thang lên sườn tàu.

Những người Ấn Độ quyết định trốn trong một nhà kho nhỏ, cúi mình giữa đống đèn, dây điện và các vật dụng điện khác, và cố gắng giữ hơi thở không bị hoảng loạn. Những tên cướp biển đang rình mò bên ngoài, giọng nói của chúng vang vọng lẫn trong tiếng máy chạy trầm đục.

Các thủy thủ run rẩy nhưng giữ im lặng. Nhiều tàu thuyền đi trong Vịnh Guinea đầu tư xây các phòng an toàn với các bức tường chống đạn, nơi các thủy thủ đoàn có thể trú ẩn trong tình huống tương tự như vậy. Nhưng tàu Apecus không có phòng như thế. Những thủy thủ đang ẩn náu nghe thấy tiếng bước chân đến gần và có tiếng vặn bu-lông kin kít vang lên.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất