| Hotline: 0983.970.780

Ngày thứ hai chất vấn: Vinashin lại “nóng”

Thứ Tư 24/11/2010 , 08:32 (GMT+7)

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định để xảy ra sự cố Vinashin xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó trách nhiệm chính thuộc về DN. "Nhà nước đã giao quyền tự chủ về vốn cho Vinashin, Bộ Tài chính không làm nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt dự án...".

* ĐB Đồng Hữu Mạo (TT-Huế): Vinashin đổ bể, trách nhiệm các Bộ ngành đến đâu?

* Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Bộ có chỉ đạo nhưng chưa hiệu quả 

ĐB Đồng Hữu Mạo (TT-Huế)
Vụ đổ bể “con tàu” Vinashin là tâm điểm được các ĐB tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính và GTVT trong nghị trường QH hôm qua (23/11). ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) là người đầu tiên đặt vấn đề đến trách nhiệm của Bộ trưởng Tài chính liên quan đến sự cố Vinashin và việc xử lý khoản nợ lên tới trên 86.000 tỷ đồng tại Tập đoàn này.

ĐB Đồng Hữu Mạo (TT- Huế) đứng lên "chất vấn chung" cả 3 Bộ: Tài chính, KH-ĐT, GTVT: “Vai trò quản lý giám sát Vinashin của các Bộ đến đâu? Các Bộ không quản lý hay không quản lý nổi? Không phát hiện được sai phạm hay phát hiện được nhưng không làm gì được?”.

ĐB Trịnh Thị Nga (Phú Yên) "chua" thêm: "Trong báo cáo của Bộ trưởng Vũ Văn Ninh có đề cập đến việc Bộ Tài chính 4 lần thực hiện việc thanh tra định kỳ và một lần thanh tra đột xuất việc sử dụng vốn tại Vinashin. Vậy mà vẫn để xảy ra sự cố mà Tập đoàn này mắc phải. Tôi xin hỏi trách nhiệm thuộc về ngành nào trước con số nợ trên 86.000 tỷ đồng, chưa kể hàng trăm tỷ đồng nợ lương nhân viên tại Vinashin?". ĐB Ngô Minh Hồng (TP.HCM) bức xúc: "Cả 4 lần thanh tra sử dụng vốn vay Tập đoàn này mà không xử lý được, phải chăng chúng ta đang bất lực?".

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định để xảy ra sự cố Vinashin xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó trách nhiệm chính thuộc về DN. "Nhà nước đã giao quyền tự chủ về vốn cho Vinashin, Bộ Tài chính không làm nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt dự án. 4 lần thanh tra, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ yêu cầu Vinashin khắc phục, song Tập đoàn này chỉ khắc phục một phần". Bộ trưởng cũng thừa nhận Bộ Tài chính có chỉ đạo vụ việc nhưng chưa hiệu quả. "Vấn đề Vinashin nên coi là bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý, giám sát DN" ông Ninh nói.

Cũng theo ông Ninh, tại thời điểm thành lập, vốn của Vinashin chỉ khoảng 100 tỷ đồng. Đến năm 2006, con số này tăng lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đây là DN đóng tàu nên lãi không lớn, CPH chưa nhiều nên chưa thu hút được vốn. "Tôi khẳng định khi xác định Vinashin có vấn đề, Chính phủ đã thành lập tổ tái cơ cấu, yêu cầu DN này sắp xếp lại hoạt động kinh doanh, xác định lại vốn điều lệ, bổ sung vốn theo quy định".

Bộ trưởng Tài chính cũng khẳng định, tổng tài sản Vinashin thực tế theo báo cáo đến 30/6/2009 là hơn 104.000 tỷ đồng, trong đó nợ 86.000 tỷ đồng. Số nợ này nằm trong tài sản và đã hình thành nên các dự án, nhà máy; trong đó có 28 nhà máy hoạt động tốt. "Số tài sản đó không mất hết nhưng để xác định mất bao nhiêu thì phải đánh giá. Hiện chúng tôi đang yêu cầu các cơ quan kiểm toán xác định giá trị thực của tài sản thì mới có thể biết giá trị còn lại là bao nhiêu. 104.000 tỷ đồng chắc chắn không mất hết"-Bộ trưởng trấn an các ĐB.

Đề cập đến câu hỏi về trách nhiệm của ba Bộ (Tài chính, KHĐT, GTVT) liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời, quy định của Luật DN đã giao cho DN quyền tự vay. Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát, thanh kiểm tra nhưng không quyết định cụ thể từng phương án kinh doanh sản xuất, sử dụng từng nguồn vốn của Vinashin. Bộ đã tổ chức thanh kiểm tra, phát hiện vi phạm và yêu cầu Tập đoàn xử lý, khắc phục (?)

PVN đầu tư ra nước ngoài 8 tỷ USD: Bộ Tài chính không biết?

ĐB Phạm Thị Loan nêu 3 câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh liên quan đến việc đầu tư dàn trải, đầu tư ra ngoài ngành tại Tập đoàn, TCty Nhà nước. "Tôi đã 3 lần gửi câu hỏi cho Bộ trưởng Vũ Văn Ninh hỏi về vấn đề này và 3 lần đều nhận được câu trả lời khác nhau, tôi cần con số cụ thể".

ĐB này cũng đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình về việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) ký với Venezuela dự án thăm dò, khai thác dầu khí trị giá 8 tỷ USD; trong đó Việt Nam góp 40% vốn. "Thưa Bộ trưởng, tôi xin hỏi PVN lấy vốn ở đâu để đầu tư, đầu tư như vậy có phù hợp không và đã được QH cho phép chưa?"-bà Loan hỏi.

Trả lời các câu hỏi trên, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định các quy định hiện hành cho phép Tập đoàn, DNNN đầu tư sang các lĩnh vực khác phục vụ lĩnh vực chính là 30%. Riêng lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tỷ lệ này khắt khe hơn, cỡ khoảng 20%. Còn việc PVN đầu tư 40% cho dự án 8 tỷ USD ở Venezuela, ông Ninh thừa nhận mình không nắm cụ thể vì không phải là người duyệt dự án. Tuy nhiên, ông cho biết quan điểm chủ trương của Nhà nước là khuyến khích DN đầu tư ra nước ngoài.

Về nguồn vốn ngân sách cấp cho chương trình xây dựng nông nghiệp, nông thôn mới, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đặt câu hỏi: Tại sao lại đầu tư vào lĩnh vực này quá ít (chỉ 1.100 tỉ đồng cho năm 2011)? Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời chung chung, không đi vào cụ thể, rằng: Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, tổng thể, đang được thí điểm tại 11 xã. Chương trình này không phải chỉ sử dụng một nguồn vốn bố trí riêng từ NSNN mà được triển khai tổng hợp nhiều nguồn vốn, kết hợp với nhiều chương trình của địa phương, vốn được lồng ghép, sử dụng tổng thể trên địa bàn…

Chưa thỏa mãn với câu trả lời, ĐB Phạm Thị Loan tiếp tục “đăng đàn” phát biểu: Tôi rất buồn vì người đứng đầu ngành Tài chính lại không biết việc PVN đầu tư đi đâu và lấy vốn từ nguồn nào. Điều đó không thể chấp nhận được.

“Sốt vàng, sốt USD do đầu cơ rất lớn”

Trả lời câu hỏi về sốt giá vàng, USD, Bộ trưởng Tài chính cho rằng "lĩnh vực vàng, USD thì tôi không phải là người chủ trì". Tuy nhiên, theo Bộ trưởng thì việc sốt vàng, sốt USD có tác động rất lớn đến giá cả nói chung. Vừa qua Chính phủ đã đưa ra những giải pháp để can thiệp để tác động như điều chỉnh lãi suất, cho NK vàng...

Được mời “chia lửa”, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết giá vàng năm nay có diễn biến rất bất thường do tác động giá vàng thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước có nền kinh tế lớn đã điều chỉnh một số chính sách kinh tế và do đầu cơ về vàng rất lớn. Cũng theo ông, NHNN đang xây dựng một đề án hoàn chỉnh để xử lý thị trường vàng...

Không có chuyện chi 91.000 tỷ cho Đại lễ?

Tại phiên chất vấn, vấn đề chi tiêu cho đại lễ được ĐB Nguyễn Lân Dũng một lần nữa đề cập. Ông Dũng từng gửi câu hỏi chất vấn trực tiếp tới Bộ trưởng Tài chính và đã nhận được trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, số tiền chi tiêu cho đại lễ hơn 200 tỷ đồng và 2.000 viên rubi nhập không làm đại biểu hài lòng vì cho rằng nó chưa chính xác, con số thấp hơn quá nhiều so 91.000 tỷ đồng mà dư luận đang bàn tán. "Đại lễ diễn ra đúng lúc bà con miền Trung vật lộn với trận đại hồng thủy, tôi mong Bộ trưởng giải trình rõ khoản chi tiêu cho đại lễ", ông Dũng nói.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định, không có chuyện chi hơn 91.000 tỷ đồng cho đại lễ. "Nếu chúng ta cộng cả các dự án đầu tư, sửa chữa đường sá, vỉa hè vào chi phí này thì không phải. Vì bình thường ta vẫn phải chi các khoản đó. Hà Nội chỉ lấy các dự án đó để phấn đấu hoàn thành chào mừng Đại lễ 1000 năm".

Về việc chi mua 2.000 viên rubi để gắn lên con rồng làm quà tặng, Bộ trưởng khẳng định, Bộ không được báo cáo vì khoản chi này không sử dụng tiền ngân sách, mà do DN hỗ trợ. “Tôi được biết DN mỹ nghệ Đông Sơn có dự kiến làm 1000 con rồng gắn ngọc, còn gắn như thế nào thì tôi không nắm được vì họ dùng tiền của họ”, Bộ trưởng nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm