| Hotline: 0983.970.780

Ngày về chưa trọn

Thứ Sáu 13/01/2012 , 11:06 (GMT+7)

Tết đến, công nhân có bao nỗi lo toan, giá cả sinh hoạt, giá vé xe tết tăng cao. Để có một cái tết đầm ấm bên gia đình họ phải gồng mình kiếm tiền.

Tết đến, công nhân làm việc trong các KCN-KCX tại miền Nam nóng lên với bao nỗi lo toan, giá cả sinh hoạt, giá vé xe tết tăng cao. Thế nhưng, đồng tiền lương, tiền thưởng tết lại quá bèo bọt. Để có một cái tết đầm ấm bên gia đình họ phải gồng mình kiếm tiền.

Người sum vầy, kẻ tha hương

Tôi tới thăm những bạn cùng quê đang làm công nhân tại các KCN. Điểm đến là KCN Nhơn Trạch, Đồng Nai. Vào những ngày này, đến các khu nhà trọ, thường gặp một loạt những câu hỏi: Cty cho nghỉ tết chưa? Bao giờ về quê? Sắm được đồ gì mang về làm quà chưa?...

Đến thăm bạn cũ, tôi tình cờ gặp Trần Thị Thu, công nhân sợi, Cty TNHH Hưng nghiệp Formosa, KCN Nhơn Trạch; quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Thu đã đặt một vé xe cho em gái về quê ngày 26 tết. Thu bảo: Gia đình có 4 anh chị em cùng bố mẹ. Cả gia đình bám vào 6 sào ruộng và chăn nuôi lợn gà. Bốn chị em Thu học xong cấp 3 thì cả bốn không có tiền để đi học tiếp. Nhận tấm bằng tốt nghiệp xong, Thu cầm mấy bộ hồ sơ vào đây gắn bó với hai chữ “công nhân”. Sau đó kéo thêm cô em gái và mấy năm nay hai chị em Thu cắt cử về quê đón tết cho đỡ tốn kém. 

Hai chị em chị Thu đang lo bữa cơm tối, mỗi dịp tết về hai chị em thay phiên nhau về quê

Cùng xóm trọ với Thu có chị Nguyễn Thị Nga, quê Nông Cống, Thanh Hoá. Có lẽ chị Nga là một trong những người may mắn được đón xuân tại quê chồng. Chị tâm sự, chồng chị quê ở Kiên Giang. Cứ độ tết đến hai vợ chồng về quê chồng ăn tết cho gần, đỡ tốn kém. Thế nên, từ ngày lấy chồng chị chưa một lần về Nông Cống đón tết.

Tôi hỏi chị sao không “đổi gió” ra Bắc đón tết. Chị Nga buồn bã: “Khó lắm, bởi đời công nhân lương thu tiền ngàn, về quê tiền triệu lấy đâu ra”. Những ngày cuối năm mẹ chị Nga giục chị cùng chồng con về. Bà nói rằng: Giờ cũng già yếu muốn con cháu về chơi không đến khi nằm xuống đường sá xa xôi không gặp được bà nữa. Cứ mỗi lần nhớ lại lời mẹ nói, khuôn mặt chị Nga bần thần, nghĩ đến người mang nặng đẻ đau nuôi chị khôn lớn mà thấy chạnh lòng.

"Tết này tôi xin Cty về 8 ngày rồi nhưng giờ lại không muốn về, vì về tốn kém quá. Người nhà gọi nhiều cũng đành “trốn” chứ biết làm sao”, chị Nga bộc bạch.

Nghèo, không dám về quê

Trên chuyến xe Nam - Bắc chật chội, mệt mỏi nhưng ai cũng hỏi nhau, mấy tết rồi chưa về quê? Năm nay tiền thưởng có cao không? Những trao đổi cứ rộn rã trên chuyến xe “hành xác”. Ngồi cạnh tôi là đôi vợ chồng Hùng – Xoan. Hùng quê ở Quỳ Hợp (Nghệ An), còn Xoan quê ở Hải Lăng (Quảng Trị). Xoan sinh ra trong một gia đình bần nông, nghèo khổ, cái nắng dữ dội mang theo những cơn gió Lào ngạt thở đã khiến chị phải từ bỏ quê hương để vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp. Tám năm nay, chị làm việc tại Cty liên doanh Coats Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9. 

Sau mỗi giờ làm công nhân lui tới các chợ tạm ngay lòng đường là lựa chọn những mặt hàng giá rẻ qua bữa

Làm công nhân, Xoan gặp Hùng và rồi cứ thế nên duyên vợ chồng chứ chẳng cưới hỏi gì vì cả hai gia đình đều khó khăn. Sau 6 năm chung sống vợ chồng Xoan có 2 người con. Tuy nhiên khi rời bầu sữa mẹ, hai người con đều đưa về bố mẹ chồng nuôi và hàng tháng “gửi lương” cho ông bà. Mỗi năm hai vợ chồng mới gặp con trong mấy ngày tết.

Trong niềm vui sắp được gặp những đứa con một năm xa cách, chị Xoan vui mừng: “Ngày mai vợ chồng em được gặp con, quây quần bên mâm cơm đoàn tụ gia đình. Không biết bọn trẻ, tụi nó còn nhận ra mặt bố mẹ nữa không?”. Tiếp lời chị Xoan, Hùng cho hay: “Vợ chồng bọn tôi có muốn vậy đâu nhưng giờ về quê ở, ruộng không có mà làm, nghề nghiệp cũng không. Nếu kéo nhau về quê ở chết đói cả lũ. Đành ở lại đất này kiếm đôi đồng”.

Tôi hỏi Xoan thế hai vợ chồng mỗi tháng thu nhập được bao nhiêu? Xoan cho biết: Mức lương cơ bản chị nhận được gần 2 triệu đồng, cộng tất cả các khoản trợ cấp khác được 2,5 triệu đồng. Chồng Xoan làm cùng Cty mỗi tháng vợ chồng chị phải thuê trọ trong một căn phòng đủ đặt cái lưng với giá 600.000 đồng/tháng. Tiết kiệm mỗi tháng hai vợ chồng dư được khoảng 2,5 triệu đồng.

Để giữ công nhân sang năm trở lại nhà máy làm việc, tránh tình trạng về quê không trở lại hoặc đi kiếm việc khác làm, nhiều Cty, DN găm tiền thưởng tết hoặc có một số trả 1 nửa số lương tháng 1. Ngoài ra có nhiều Cty treo thưởng tiền triệu để thu “hút” công nhân ở làm cho đến ngày cận tết mới về. Đặc biệt có một số Cty, DN trong năm qua làm ăn thua lỗ tiền thưởng không có, nợ tiền lương chưa trả.

Tôi hỏi Xoan, sao không đưa con vào sống cùng? Xoan ngồi nhẩm tính: "Nếu ở trong này, mỗi tháng đứa nhỏ mất 800 ngàn tiền gửi trẻ, đứa lớn tiền học mỗi năm 1,5 triệu. Chưa kể ăn uống đã ngốn hết tiền hai vợ chồng em làm ra". Tôi hỏi tiếp: Thế tiện đường thế này hai vợ chồng có ghé thăm ông bà ngoại không? Xoan thật thà: “Anh nói giờ về quê mà không có quà cáp, tiền mừng tuổi cho các cháu thì mặt mũi đâu. Lần này về may mắn hai vợ chồng được mỗi người một tháng lương tiền thưởng tết. Cộng với hai tháng lương hai vợ chồng đủ về thăm con và ông bà nội thôi”.

Trên cùng chuyến xe về quê ăn tết hai mẹ con chị Lan quê ở Thiệu Hoá, Thanh Hoá, chiếc điện thoại reo lên liên tục. Hiện chị đang làm ở khu công nghiệp Dĩ An, Bình Dương, chị đã có chồng và hai người con. Đã 12 năm tha hương cầu thực chị chỉ về quê vào ngày thường được đúng hai lần, lúc mẹ ốm nặng. Đã mấy năm không được về Bắc đón tết chị rất muốn cả gia đình về quê nhưng đành chỉ mang một đứa con về cùng chị.

Tôi hỏi chị sao không đưa chồng và các cháu về? Chị Lan nghẹn ngào: “Các con sinh ra mà chưa biết được mặt ông ngoại, tôi cũng muốn đưa cả gia đình về lắm nhưng nếu 4 người về riêng khoản tiền xe đã ngốn 6 triệu đồng rồi. Hai vợ chồng làm mỗi tháng được 5 triệu đồng, thứ cho con ăn học, thứ thuê nhà… vừa lấp đủ còn dư bao nhiêu để cả gia đình về. Thằng em còn nhỏ nên đưa về tiền xe tính ít hơn”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm