| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An có nên xây dựng thêm NM sắn?

Thứ Hai 23/12/2013 , 09:56 (GMT+7)

Phát triển cây sắn ở Nghệ An muốn hay không nó vẫn tồn tại và phát triển, đó là một thực tế do lợi ích cây sắn đem lại. Vì vậy việc Nghệ An đồng ý cho 2 doanh nghiệp khảo sát xây dựng thêm 2 nhà máy sản xuất tinh bột sắn (Anh Sơn và Quế Phong) là đúng và cần thiết để tiêu thụ sắn.

Trước hết có thể nói Nghệ An là một tỉnh có truyền thống trồng sắn từ xa xưa. Nghệ An hiện có 21 huyện, thành, thị. Trong đó có 10 huyện miền núi với diện tích tự nhiên 1.374.502 ha, chiếm 83,4% tổng diện tích cả tỉnh. Trong số đó có 108.912 ha đất nông nghiệp, chiếm 55,2% đất nông nghiệp cả tỉnh.

Đất chưa sử dụng còn trên 200.000 ha, đất có khả năng phát triển nông nghiệp khoảng 15.080 – 16.000 ha. Dân số các huyện miền núi trên 1.200.000 người, chiếm 37,2% dân số toàn tỉnh. Cuộc sống của dân cư ở 10 huyện miền núi này chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp sắn là loại cây trồng quan trọng ở các huyện miền núi Nghệ An.


Ảnh minh họa

Nghệ An mỗi năm đang trồng trên dưới 20.000 ha sắn. Riêng năm 2013 diện tích sắn xấp xỉ 20.000 ha, tập trung ở các huyện: Quỳ Hợp 2.346 ha, Quế Phong 1.300 ha, Quỳ Châu 1.175 ha, Nghĩa Đàn 1.800 ha, Kỳ Sơn 1.800 ha, Tương Dương 950 ha, Anh Sơn 800 ha, Tân Kỳ 2.103 ha, Thanh Chương 1.837 ha, Yên Thành 1.476 ha…

Trong khi đó qui hoạch vùng trồng sắn nguyên liệu cho cả 2 nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Thanh Chương và Yên Thành chỉ có 4.000 ha sắn đứng và 2.000 ha đất dự phòng để luân canh cây sắn sau 2 năm trồng liên tục trên đất đó.

Đối với bà con nông dân Nghệ An ở tất cả các huyện miền núi và một số huyện vùng đồng bằng có xen lẫn đồi núi thì chưa thể nói giảm hay bỏ cây sắn được. Vì sao vậy? Qua tính toán của nông dân ở các vùng trồng sắn nhiều như Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương… năng suất bình quân trồng bằng giống KM 94, nếu được đầu tư chăm sóc tốt đạt từ 32 – 37 tấn củ tươi/ha và 25 – 28 tấn củ/ha nếu thâm canh không đáng kể.

Với giá bán 1.700 đồng/kg loại củ đẹp và 1.400 đồng/kg loại củ nhỏ vẫn cho thu nhập bình quân 51 – 55 triệu đồng/ha, thấp nhất từ 44 – 45 triệu đồng/ha, trừ chi phí vẫn còn thu lãi thấp nhất 30 – 35 triệu đồng/ha và cao nhất 40 – 41 triệu đồng/ha. Trong khi đó 2 năm nay cũng trên vùng đất này người dân trồng mía, như năm 2012, bình quân 1 ha sau khi trừ hết các khoản chi phí chỉ còn lại trên dưới 17 triệu đồng/năm.

Riêng vụ ép mía năm nay theo nhiều bà con nông dân trong vùng trồng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Tate&Lyle kêu trời vì giá mía mua tại nhà máy chỉ có 800 đồng/kg. Với năng suất mía 50 tấn/ha trở xuống chỉ có thua lỗ và hòa vốn.

Sắn, cây rất dễ trồng không phải đầu tư gì nhiều vẫn cho năng suất từ 30 – 32 tấn củ/ha và là cây chống chịu hạn có thể nói tuyệt vời ở vùng miền núi. Ông Lê Trung Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Mặc dù Nghĩa Đàn không nằm trong vùng quy hoạch trồng sắn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Nhưng năm nào cây sắn cũng được duy trì ở diện tích trên dưới 2.000 ha và năng suất luôn ổn định từ 25 – 28 tấn/ha”.

Tương tự, Quỳ Hợp cũng không nằm trong vùng quy hoạch trồng sắn nguyên liệu của tỉnh nhưng vẫn trồng đến 2.346 ha sắn. Các huyện miền núi khác đều vậy. 

Tóm lại, phát triển cây sắn ở Nghệ An muốn hay không nó vẫn tồn tại và phát triển, đó là một thực tế do lợi ích cây sắn đem lại. Vì vậy việc Nghệ An đồng ý cho 2 doanh nghiệp khảo sát xây dựng thêm 2 nhà máy sản xuất tinh bột sắn (Anh Sơn và Quế Phong) là đúng và cần thiết để tiêu thụ sắn.

Hiện Nghệ An đã có 2 nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Thanh Chương và Yên Thành và cả 2 nhà máy đã được UBND tỉnh căn cứ vào công suất hoạt động để quy hoạch thành 2 vùng trồng sắn nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu sắn nguyên liệu.

 Nếu tính toán sơ bộ thì nguyên liệu sắn củ tươi ở Nghệ An ngoài số lượng sắn tươi đã cung cấp đủ cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn trên hoạt động hết công suất vẫn còn trên 300.000 tấn sắn củ tươi, đủ và thừa để xây dựng thêm 1 đến 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn nữa với công suất 500 tấn sắn tươi/ngày/nhà máy.

Vấn đề cần quan tâm nhất đối với cây sắn khi mở rộng diện tích, đó là:

Thứ nhất: Phương pháp canh tác và chế độ luân canh đối với cây sắn. Khá nhiều diện tích sắn được trồng trên đất đồi vệ, có độ dốc cao. Vì vậy cần hướng dẫn nông dân trồng theo đường đồng mức như phương pháp canh tác ruộng bậc thang để hạn chế xói mòn. Trên diện tích sắn đã trồng 2 năm liên tục cần được luân canh cây trồng khác.

Thứ hai: Vấn đề xử lý ô nhiễm. Đây là vấn đề người dân quan tâm, lo sợ nhất. Trước đây tại 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Thanh Chương và Yên Thành đã gây ô nhiễm môi trường khi xả nước thải ra làm cho dân cư xung quanh vùng nhà máy hoạt động kiện lên UBND huyện, tỉnh thì nay đã khắc phục được rồi.

Việc xử lí ô nhiễm môi trường do khi xả nước thải không còn là vấn đề đáng lo nữa. Vì hệ thống xử lí được áp dụng theo cơ chế phát triển sạch rất hiện đại. Phương pháp này sẽ khử được mùi hôi, đồng thời thu hồi được toàn bộ khí Biogas dùng làm nguyên liệu đốt cấp nhiệt cho giai đoạn sấy sản phẩm thay cho phải dùng dầu FO hoặc than đốt tạo nhiệt.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm