| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An, Hà Tĩnh sẵn sàng ứng phó với bão số 2

Chủ Nhật 16/07/2017 , 19:30 (GMT+7)

Nhận định bão số 2 là cơn bão bất thường, có khả năng đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An và Hà Tĩnh nên từ đêm 15 đến tối 16/7, cả hệ thống chính trị 2 tỉnh tập trung nhân lực, vật lực chuẩn bị ứng phó.

Theo thông tin từ Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nghệ An, đến trước 16h ngày 16/7/2017, 100% tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã về nơi tránh trú an toàn. Mực nước tại các hồ đập hiện đang ở mức 40-60% dung tích thiết kế, khi cần sẽ chủ động mở cửa xả… Nghệ An đã sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 2 (bão Talas).
 

Nghệ An: 100% tàu thuyền đã tránh trú an toàn

Chiều 16/7, đồng chí Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã về các địa phương để kiểm tra tình hình chuẩn bị ứng phó với bão số 2.

18-23-56_dong_chi_dinh_viet_hong_pho_chu_tich_ubnd_tinh_nghe_n_kiem_tr_cong_tc_ung_pho_bo_so_2_ti_cng_cu_lo
Đồng chí Đinh Viết Hồng, PCT UBND tỉnh Nghệ An kiểm tra công tác ứng phó bão số 2 tại cảng Cửa Lò

Tại thị xã Cửa Lò, sau khi nghe báo cáo công tác triển khai ứng phó với báo số 2, đồng chí Đinh Viết Hồng yêu cầu đại phương phải chủ động ứng phó với cơn bão đồng thời đề nghị cấm các chủ cơ sở kinh doanh không buôn bán trong những ngày xẩy ra bão, cắm biển cảnh báo nguy hiểm cho du khách; chặt tỉa cây; trực 100% chủ huy và dân quân tự vệ.

Tại cảng Cửa Lò, theo ghi nhận của PV, hiện tàu thuyền cơ bản đã về tránh trú, chằng néo an toàn. Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo, một số du khách vẫn ra bãi biển tắm.

18-23-56_cc_thuyen_vien_chng_neo_tu_thuyen_trnh_tru_bo
Các thuyền viên chằng néo tàu thuyền tránh trú báo tại cảng Cửa Lò

Tại huyện Nghi Lộc, mực nước tại cống Nghi Quang hiện thấp hơn mực nước biển 0,5 m. Trên 800 thuyền tàu đánh bắt xa bờ ở địa phương đã về nơi tránh trú an toàn.

18-23-56_100_tu_thuyen_ti_nghe_n_d_tim_duoc_noi_trnh_tru_n_ton_2
100% tàu thuyền tại Nghệ An đã tìm được nơi tránh trú an toàn

Trước diễn biến phức tạp của bão số 2, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ra Công điện khẩn yêu cầu các thuyền đang đánh bắt nhanh chóng tìm nơi tránh trú an toàn; cấm tàu thuyền ra khơi; yêu cầu các địa phương tuyên truyền mức độ nguy hiểm của bão số 2; theo dõi cập nhật thường xuyên tình hình mưa bão, địa phương nào để xẩy ra thiệt hại về người thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh; kiểm tra và có phương án di dời người dân khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập…
 

Hà Tĩnh: Sơ tán dân theo 4 kịch bản

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Tông Thắng, Phó Tiểu ban An toàn nghề cá tỉnh Hà Tĩnh thông tin, đến chiều tối 16/7, hơn 6.000 tàu thuyền với hơn 17.000 lao động trên địa bàn tỉnh đã nhận được thông tin liên lạc và vào các khu neo đậu tránh trú bão an toàn. Trong đó, 118 tàu thuyền vào neo đậu tại các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và 5.957 tàu thuyền neo đậu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Một chủ tàu cá tỉnh Thanh Hóa đang giằng néo tàu tại cảng Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà cho hay, tàu của ông ra khơi cách đây 4 ngày và đang đánh bắt gần khu vực cảng Cửa Sót. Sau khi nhận được thông tin về cơn bão số 2 ông không kịp về khu tránh trú bão của tỉnh Thanh Hóa mà cho lái tàu vào trú nhờ ở cảng Cửa Sót nhằm đảm bảo an toàn.

Ngư dân Hà Tĩnh chằng néo tàu thuyền tránh bão

Ông Ngô Đức Hợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh cho hay, đến 18h ngày 16/7 những cuộc họp chưa cần thiết đều tạm đình chỉ, các lãnh đạo tỉnh vẫn đang xuống các huyện ven biển như Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh...để kiểm tra công tác phòng, chống bão. “Về cơ bản đến nay mọi phương án “phòng” đã hoàn tất. Tỉnh cũng đã chuẩn bị hơn 20.000 thùng mì tôm, 500 tấn gạo, 19 tấn lương khô, 576.000 lít nước đóng chai,... để ứng cứu khi có sự cố xảy ra”, ông Hợi nói.

Ngoài đảm bảo hậu cần và dự trữ vật tư, tỉnh Hà Tĩnh cũng sẽ sơ tán dân khu vực trọng điểm ven biển, cửa sông theo 4 kịch bản như sau: Quy mô sơ tán dân khi có bão từ cấp 8 – 9, tiến hành sơ tán 1.587 hộ với 16.459 người thuộc 8 địa phương, đơn vị gồm: Huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, KKT Vũng Áng; khi có bão từ cấp 10 – 11, sơ tán 4.132 hộ với 23.261 người; bão từ cấp 12 – 13, sẽ sơ tán 10.928 hộ dân với 47.400 người; khi có bão từ cấp 14 trở lên (bão mạnh, siêu bão) sơ tán 26.198 hộ với 103.440 người.

Được biết, tỉnh Hà Tĩnh có 67 xã nằm ở khu vực trọng điểm ven biển, cửa sông (trong đó 30 xã ven biển, 37 xã cửa sông) có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp bão mạnh, siêu bão và nước dâng do bão.

Ban chỉ huy PCTT và TKCN Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành công trình thủy lợi Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên; Sông Rác - Kim Sơn - Thượng Sông Trí; Ngàn Trươi - Cẩm Trang; hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô, Thủy điện Hương Sơn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động điều tiết hồ đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm