| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Lúa xuân đang bị hạn uy hiếp

Thứ Năm 08/04/2010 , 10:11 (GMT+7)

Dòng sông Lam, nơi cung cấp nguồn nước tưới cho hàng vạn ha lúa xuân và cây trồng nông nghiệp khác của tỉnh Nghệ An đang bị khô kiệt một cách đáng sợ.

Sông Lam đang trơ đáy! Nhiều đoạn sông, nhất là từ huyện Tương Dương trở lên, người đi bộ có thể lội qua được một cách khá dễ dàng. Dòng sông Lam, nơi cung cấp nguồn nước tưới cho hàng vạn ha lúa xuân và cây trồng nông nghiệp khác của tỉnh Nghệ An đang bị khô kiệt một cách đáng sợ.  

Nước sông Lam tại xã Tam Thái (cuối huyện Tương Dương)

Tìm đến Chi cục thuỷ lợi Nghệ An để tìm hiểu vấn đề này, thì được biết ông Nguyễn Văn Hoa, Chi cục trưởng đang cùng lãnh đạo Sở về các địa phương chỉ đạo chống hạn. Gặp chúng tôi, ông Phạm Hữu Văn, Chi cục phó Chi cục thuỷ lợi Nghệ An lo lắng nói: Tình hình nắng nóng, khô hạn từ trước và sau Tết Canh Dần đến nay đã khiến 100% số hồ đập trên địa bàn tỉnh Nghệ An do không được bổ sung thêm nguồn nước lại bị bốc hơi mạnh nên đang bị cạn kiệt. Hiện tại, các hồ đập nhỏ dung tích nước chỉ còn khoảng trên dưới 20%, thậm chí có hồ bị cạn hoàn toàn như hồ Trường Thọ ở huyện Tân Kỳ.

Riêng 50 hồ đập lớn do các doanh nghiệp thuỷ nông quản lý thì có 4 hồ đập chỉ còn khoảng 20% dung tích thiết kế; 8 hồ đập dung tích nước chỉ còn trên 40%; 18 hồ đập có dung tích từ trên dưới 50%; 23 hồ đập dung tích chỉ 60-70%. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng là các hồ: Khe Gỗ (Nghi Lâm), Khe Bưởi (Nghi Văn) thuộc huyện Nghi Lộc; Đồng Sằng, Khe Lau thuộc huyện Nghĩa Đàn, Tân Thắng (Tân Kỳ) đều đã nằm dưới mức nước chết. Điều làm Chi cục thuỷ lợi Nghệ An lo ngại là mực nước sông Lam ở Nam Đàn hiện ở cao trình 0,4 - 0,45, thấp hơn mức thiết kế khoảng 70-75cm, khiến nước từ trong kênh chảy trở lại sông. Mực nước sông Lam tại Ba ra Đô Lương cũng thấp hơn mức thiết kế khoảng 7 - 10 cm.

Mực nước tại hạ lưu cống Bến Thuỷ âm 0,4 mét, tại hạ lưu công Nghi Quang cũng âm 0,5 mét, hạ lưu cống Diễn Thành âm 0,2 mét... khiến gần 12.000 ha lúa vụ xuân 2010 đang bị hạn hán đe doạ nghiêm trọng. Đứng trước tình hình đó, để tập trung chống hạn cho 85.000 ha lúa xuân của toàn tỉnh, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục và các đơn vị thuỷ nông phải thực hiện phân luồng trên nguyên tắc tưới vùng xa trước, vùng gần sau. Nhất là hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An, đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ tưới tiêu nước cho các vựa lúa tại 4 huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu. Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An cũng đang hàng ngày gồng mình chống hạn.

Đơn vị này đang triển khai bơm luân phiên để có gắng cấp đủ nước cho lúa tại 3 huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và Nghi Lộc và thành phố Vinh nhưng phải thường xuyên kiểm tra độ mặn trước và trong khi bơm. Các xí nghiệp thuỷ nông tại các huyện Trung du, miền núi ngoài việc bố trí trực đủ ca, kíp để bơm nước chống hạn, còn phải chỉ đạo bà con nông dân thường xuyên kiểm tra đồng, lấy đủ nước tưới cho diện tích gieo cấy, cố gắng be bờ giữ nước không để chúng chảy trở lại sông suối...

Lên Thanh Chương tìm hiểu tình hình hạn hán, ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Xí nghiệp Thuỷ lợi Thanh Chương cho biết: Lúa xuân của huyện đang trong thời kỳ làm đòng. Việc thiếu nước cho lúa trong thời điểm này thì năng suất cuối vụ sẽ bị giảm sút là khó tránh khỏi. Hiện nước sông Lam đang tiếp tục xuống thấp khiến mực nước tại 9 trạm bơm điện cỡ lớn do xí nghiệp quản lý đều thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50 – 60cm. Sông Gang cũng cạn kiệt nên 100% số trạm bơm điện của các xã lấy nước từ sông Gang đều bị vô hiệu hoá; các hồ đập như hồ sông Rộ, hồ Mụ Sỹ, đập Cửa Ông... mặc dù phải tưới rất hạn chế nhưng mực nước đều thấp hơn mức thiết kế khoảng trên dưới 1 mét.

Ông Nguyễn Quý Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quỳ Hợp cũng lo lắng nói: Huyện Quỳ Hợp hiện có trên 1.200 ha lúa xuân thì 100% đều phải đối mặt với tình trạng khô hạn hiện nay. Trong đó có 250 ha lúa đang đứng trước nguy cơ mất trắng vì hạn. 100% số hồ đập từ nhỏ đến lớn trên địa bàn huyện Quỳ Hợp hiện đều nằm dưới mức nước chết. Xí nghiệp thuỷ lợi Quỳ Hợp và các địa phương phải thay nhau khơi dòng, ép nước để tưới nước cho lúa.

Chúng tôi có mặt tại xã Đồng Hợp, Quỳ Hợp, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng Ban nông nghiệp xã đưa chúng tôi ra xem những cánh đồng lúa đang bắt đầu khô héo dưới các chân ruộng, cho dù thời điểm này trời vừa chuyển rét nên về đêm bắt đầu có sương mù nhưng bước chân trên đám ruộng nứt nẻ này giày dép không hề bị dính đất...

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.