| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Mô hình “Trồng cam xen ổi”

Thứ Sáu 09/07/2010 , 14:38 (GMT+7)

Mô hình thâm canh “cam xen ổi” được triển khai trên quy mô 20 ha với 40 hộ thanh niên tham gia, được tiến hành thử nghiệm trong thời gian 4 năm...

Tại xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương (Nghệ An), mô hình trồng thâm canh cây cam xen ổi do Huyện đoàn Thanh Chương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm thuộc Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương xây dựng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Mô hình thâm canh “cam xen ổi” được triển khai trên quy mô 20 ha với 40 hộ thanh niên tham gia, được tiến hành thử nghiệm trong thời gian 4 năm. Theo đó, cam là loại cây chủ đạo, giống được trồng là cam Xã Đoài và cam bù. Ổi trồng từ giống của Đài Loan và ổi Đông Dư. Đây là các loại giống có năng suất, chất lượng cao. Theo mô hình, cứ 3 cây cam trồng xen 1 cây ổi, và chúng có chức năng tương tác, hỗ trợ nhau trong vấn đề phòng trừ sâu bệnh suốt quá trình phát triển. Để chương trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trước khi triển khai cán bộ Trung tâm thực nghiệm đã trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ. Theo các nhà khoa học, cây cam rất dễ nhiễm bệnh vàng lá Greening do môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh. Nhưng loại rầy này lại rất sợ một chất có trong cây ổi và thường tránh xa khu vực trồng ổi. Do vậy, ổi xen cam là biện pháp tối ưu để phòng bệnh cho cam. Mô hình này cũng là mô hình đầu tiên được trồng thí điểm tại Nghệ An.

Ngay sau khi mô hình được triển khai vào cuối năm 2009, 40 hộ đoàn viên thanh niên của xã Thanh Nho đã tiến hành trồng và chăm sóc vườn cây một cách chu đáo. Đến nay, mặc dù chỉ là giai đoạn đầu của mô hình nhưng nhiều người đã tin tưởng vào hiệu quả của nó. Anh Lê Văn An, chủ một trong những vườn cam xen ổi phấn khởi cho biết: Tham gia mô hình, chúng tôi ngoài việc được hỗ trợ kinh phí, cây giống, còn được sự chỉ dẫn tận tình của cán bộ phòng Nông nghiệp và Viện nghiên cứu rau quả Trung ương nên rất yên tâm.

Để góp phần mang lại hiệu quả cao từ mô hình, thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Khuyến nông, Huyện đoàn Thanh Chương đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước bằng phương pháp tưới phun mưa cho vườn cam trên diện tích gần 2 ha. Mô hình này có giá trị gần 164 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 126 triệu đồng, được thực hiện tại hộ anh Võ Văn Lành ở Chi đoàn 10 xã Thanh Nho. Cũng nằm trong chương trình này, Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương đang kết hợp đưa vào trồng khảo nghiệm một số giống mới cho năng suất, chất lượng cao như giống quýt PQI, giống cam không hạt Valencia II ở diện tích nhỏ và tiếp tục khảo sát trên toàn huyện để có kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình cho ĐVTN vào các năm tiếp theo.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất