| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Người dân than trời vì trại lợn Đại Thành Lộc

Thứ Tư 12/08/2020 , 10:06 (GMT+7)

Ô nhiễm môi trường trầm trọng liên quan đến trại lợn Đại Thành Lộc là chuyện xưa như trái đất, việc này mới đây lại tiếp tục được mang ra mổ xẻ.

Quá trình hoạt động của trại lợn khiến môi trường tại đập Tràng Đen bị ô nhiễm trầm trọng.

Quá trình hoạt động của trại lợn khiến môi trường tại đập Tràng Đen bị ô nhiễm trầm trọng.

Vấn đề nóng xảy ra trên địa huyện Nam Đàn, lạ thay lãnh đạo nơi đây lại khẳng định đó là việc của tỉnh.

Bức tử môi trường

Người dân sinh sống tại địa bàn xã Nam Hưng (Nam Đàn, Nghệ An) vẫn chưa tài nào thoát ra khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều đáng nói vấn đề trên tiếp diễn đến chục năm nay, bắt nguồn từ thời điểm trang trại lợn giống siêu nạc quy mô hàng trăm tỷ của Công ty TNHH Đại Thành Lộc đi vào hoạt động.

Người dân xã Nam Hưng quả quyết, trại lợn của Công ty TNHH Đại Thành Lộc là tác nhân chính. 

Người dân xã Nam Hưng quả quyết, trại lợn của Công ty TNHH Đại Thành Lộc là tác nhân chính. 

Theo tìm hiểu của PV NNVN, trang trại có tổng diện tích khoảng 26 ha, trong đó phần xây dựng cơ bản khoảng 8 ha, còn lại để trồng cây xanh và xử lý môi trường.

Sáng 10/8, trao đổi với PV NNVN, ông Đinh Xuân Quế, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn tảng lờ trách nhiệm: Trại thuộc thẩm quyền của tỉnh chứ không thuộc thẩm quyền của huyện, vấn đề này huyện không kết luận được.

Mô hình được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài. Những tưởng có sự đầu tư bài bản, trại lợn của Đại Thành Lộc sẽ trở thành hình mẫu điển hình trong việc áp dụng chăn nuôi quy mô lớn.

Tuy nhiên thực tế lại diễn tiến hoàn toàn trái ngược, đến nay nỗi lo ngày càng hiện rõ.

Toàn bộ trang trại nằm trên đồi Cột Cờ, vị trí thượng nguồn đập Ba Khe, nơi nguồn nước chảy ra đập Tràng Đen. Theo những người tường tận, nguyên do ô nhiễm bắt đầu từ đây:

“Chăn nuôi là lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt khi triển khai với quy mô lớn như trang trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc. Thông thường để đảm bảo tiêu chí vệ sinh môi trường nhất thiết phải bố trí ở vị trí phù hợp, đòi hỏi phải cách xa khu dân cư, xa nguồn nước.

Việc rõ rành rành ai ai cũng biết, chẳng hiểu lãnh đạo tỉnh Nghệ An dựa vào đâu lại chấp thuận chủ trương cho chủ đầu tư xây dựng hệ thống trang trại ở thượng nguồn…”, một hộ dân tại xã Nam Hưng thắc mắc.

Nước trong hồ Tràng Đen đổi sang màu đen kịt, việc này khiến người dân vô cùng bất an.

Nước trong hồ Tràng Đen đổi sang màu đen kịt, việc này khiến người dân vô cùng bất an.

Cần nói thêm, hồ Tràng Đen là công trình thủy lợi khá lớn trong vùng với diện tích khoảng 40 ha, có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 1.000 hộ dân và đáp ứng tưới tiêu cho hàng trăm ha lúa, hoa màu của bà con. Tuy nhiên đó là việc của trước kia, giờ đây tất cả đã khác.

Không chấp nhận sống trong điều kiện bất an, hàng loạt đơn thư kêu cứu được phát đi liên hồi, đáp lại phía chính quyền và cơ quan chuyên ngành cũng có những động thái vào cuộc nhất định, đi kèm là một số hình phạt cụ thế, dù vậy mấu chốt vấn đề lại chưa được giải quyết triệt để.

Từ những điều mắt thấy tai nghe, PV nhận thấy phản ánh của người dân hoàn toàn có cơ sở. Quan sát thực tế không thể phủ nhận tình trạng ô nhiễm đang diễn ra từng ngày từng giờ, người dân phải chịu đựng hết năm này qua năm khác như một cực hình.

Nỗi lo chưa dứt

Đưa lên bàn bạc không biết bao nhiêu bận nhưng nút thắt mãi chưa có hướng tháo gỡ, mọi thứ cứ thế căng như dây đàn luôn chực bung đứt bất kỳ lúc nào.

Hàng loạt hộ dân tại xã Nam Hưng đã chăng băng rôn phản đối tình trạng ô nhiễm (ảnh cắt từ video).

Hàng loạt hộ dân tại xã Nam Hưng đã chăng băng rôn phản đối tình trạng ô nhiễm (ảnh cắt từ video).

Điều gì đến phải đến, mới đây cả trăm người dân, từ người già đến trẻ nhỏ trong vùng liên đới đã cầm theo băng rôn gọi nhau kéo đến hồ Tràng Đen, từ đây họ nhanh chóng di chuyển về trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc Nam Hưng của Công ty TNHH Đại Thành Lộc quyết làm cho ra nhẽ.

Dưới cái nắng nóng gay gắt, những cái đầu nóng càng bốc hỏa thêm vài phần. Không khí căng thẳng đến mức lãnh đạo huyện Nam Đàn, xã Nam Hưng cùng những người có trách nhiệm phải ngồi lại cùng nhau.

Tại buổi đối thoại, một số kiến nghị, định hướng trong thời gian tới đã được bàn đến, dù vậy tình hình chưa ngã ngũ.

Đề cập đến nội dung “nhạy cảm”, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành Lộc cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phía cơ quan chuyên môn đã vào cuộc tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra, hiện tại đang chờ kết luận sau cùng.

Được biết, Sở TN-MT chịu trách nhiệm chủ trì đoàn kiểm tra chuyên ngành, thành phần tham gia có đại diện lãnh đạo huyện Nam Đàn và đầy đủ các ban, ngành khác có liên quan.

Theo tìm hiểu của NNVN, hiện trại lợn thịt siêu nạc tại xã Nam Hưng của Công ty TNHH Đại Thành Lộc đáp ứng quy mô 1.700 lợn nái ngoại, 20 lợn đực giống và trên 3.000 lợn con. Vấn đề của đơn vị này không chỉ gói gọn quanh tình trạng ô nhiễm môi trường, thực chất việc kinh doanh cũng để lại nhiều điều tiếng.

Trước đó Công ty TNHH Đại Thành Lộc cũng vướng vào nghi vấn cấp lợn giống không đảm bảo.

Trước đó Công ty TNHH Đại Thành Lộc cũng vướng vào nghi vấn cấp lợn giống không đảm bảo.

Không hẹn mà gặp, vừa qua một số khách hàng thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa cùng đồng loạt phản ánh chất lượng đầu vào của đơn vị này, cụ thể là tổng đàn lợn hơn 900 con với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng. Trước đó, qua xét nghiệm các mẫu phẩm (hộ dân cung cấp - PV) đã phát hiện dương tính với virus tai xanh.

Xem thêm
Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.