| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Nỗ lực vụ xuân

Thứ Năm 17/11/2011 , 11:04 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Nghệ An đang đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ một số chính sách khuyến khích SX, nỗ lực hết sức cho vụ xuân...

Sâu cuốn lá trên diện rộng tại Quế Phong vụ mùa 2011

Năm 2011, Nghệ An không có bão lớn nhưng mùa mưa bão và lũ lụt đến sớm và kéo dài với cường độ mạnh đã khiến diện tích lúa vụ mùa và ngô vụ đông 2011 của tỉnh bị thiệt hại nặng. Sau lũ lụt, mặc dù các địa phương đã nỗ lực khôi phục lại vụ đông nhưng diện tích ngô chỉ đạt 20.000 ha (bằng 66,7%); rau đậu các loại chỉ còn 7.000/10.500 ha; khoai lang còn 4.670 ha (55%); cây lạc còn 1.480 ha...

Theo đó kết quả SX vụ đông 2011 sẽ không đạt như mong đợi. Do đó, Nghệ An phải nỗ lực rất lớn thì mới hoàn thành mục tiêu tổng sản lượng lương thực 1,1 triệu tấn (năm 2012). Trong đó, riêng vụ xuân 2012 phải giành được từ 60 đến 65% tổng sản lượng (khoảng 660.000 tấn). Từ thực tế trên, đề án SX vụ xuân 2012, Nghệ An đưa ra mục tiêu cây lương thực có hạt 100.000 ha. Trong đó lúa lai 65.000 ha, lúa thuần 20.000 ha, 15.000 ha ngô lai. Các cây thực phẩm khác cũng cao hơn vụ xuân năm ngoái: 8.000 ha rau và 2.000 ha đậu các loại; 23.000 ha lạc; 4.000 ha sắn; 6.500 ha mía.

Để đạt được năng suất lúa bình quân 64 tạ/ha và ngô 47 tạ/ha, Nghệ An chủ trương tuyệt đối không sử dụng các giống lúa thuần kém chất lượng, thoái hoá, nhiễm bệnh nặng, loại bỏ các giống lúa lai năng suất thấp, tập trung chỉ đạo để mở rộng các giống lúa lai có năng suất cao tại các vùng thâm canh cao như Khải Phong số 1, Nhị ưu 986, Đắc Ưu 11...

Tại các vùng thâm canh theo hướng vừa tăng năng suất, vừa tăng chất lượng gạo sẽ ưu tiên sử dụng các giống lúa lai B-TE1; Syn6; Nghi Hương 2308; PHB 71; Bio404; Thục Hưng 6; Q.ưu 6; LC25; Dưu 725... Mở rộng diện tích các giống lúa thuần như AC5; BC15; Nếp 97; Hương thơm số 1; Bắc thơm số 7.

Những vùng thu hoạch vụ đông muộn thì ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày như Khải Phong số 7, TH 3-3; TH 3-4; VL20; VL24; PAC 807; Q.ưu 1; Q.ưu 6, các giống lúa thuần như Vật tư NA2; NA09; VS1; AD1; Khang dân 18 đột biến và Nếp 87. Ngoài những giống lúa trên, các địa phương có thể lựa chọn thêm các giống lúa khác đã được công nhận chính thức cho phù hợp với điều kiện SX của từng địa phương.

Đối với ngô, Nghệ An ưu tiên cơ cấu các giống ngô có tiềm năng năng suất cao như NK66, NK54, NK67, NK6326, NK4300, CP3Q, C919, B06, LVN14, LVN61, ĐK9901 và 30Y87 để các địa phương chủ động lựa chọn.

Cây lạc, chủ yếu sử dụng các giống lạc L14, L23, L26 và ưu tiên sử dụng các giống lạc có phẩm cấp cao tại các vùng thâm canh cao thuộc 2 huyện Diễn Châu và Nghi Lộc.

Ông Nguyễn Thọ Cảnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An:

Sở đang đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ một số chính sách khuyến khích SX. Trong đó, đề nghị hỗ trợ 100% tiền nilon che phủ mạ; 100% tiền mua thuốc phun trừ rầy trên mạ trước khi đưa xuống ruộng 2-3 ngày. Hỗ trợ kinh phí mua đủ cơ số thuốc Bassa 50EC dự phòng để cấp cho các địa phương kịp triển khai dập dịch vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen ngay khi mới xuất hiện.

Rút kinh nghiệm các năm trước, vụ xuân 2012, Nghệ An yêu cầu các tổ chức, cá nhân đưa giống cây trồng vào khảo nghiệm, SX thử trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng các quy định tại QĐ số 95/QĐ.BNN, ngày 27/11/2007, của Bộ NN- PTNT và QĐ số 67/QĐ.UBND, ngày 27/7/2009, của UBND tỉnh Nghệ An cùng các văn bản liên quan khác. Riêng các đơn vị, cá nhân cung ứng giống trên địa bàn phải ký cam kết đền bù sản lượng cho nông dân nếu để xẩy ra mất mùa do chất lượng giống gây ra.

Về thời vụ, Nghệ An đưa ra khung thời vụ gieo mạ cho tất cả các giống lúa thuần từ 05/01 đến 10/1; lúa lai từ 15/1 đến 20/1; trà xuân muộn từ 25/1 đến 30/1. Tất cả các trà lúa phải cấy trong khung thời vụ từ 25/01 đến thời hạn cuối cùng là 20/02 khi cây mạ được 2 đến 3 lá.

Phòng NN- PTNT cùng với UBND các huyện, thành, thị xác định lịch thời vụ cụ thể cho từng giống để tập trung quản lý dịch bệnh, không sử dụng nhiều giống trên một vùng, chỉ cấy từ 1 đến 2 giống có cùng thời gian sinh trưởng trên một xứ đồng để cấy gọn trong 2-3 ngày. Phấn đấu cho lúa xuân trổ tập trung từ 30/4 đến 05/5 để tránh gặp rét. Tuy nhiên, những ngày trời rét, nhiệt độ không khí dưới 16 độ C thì không gieo mạ và không được cấy. Thời gian gieo trỉa ngô tập trung từ 15/2 đến 30/3.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Bình Định lên phương án né hạn cho vụ hè thu

Bình Định đang lên phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, tập trung vận động người dân tiết kiệm nước để đảm bảo thắng lợi vụ hè thu 2024.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.