| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Phát dịch trên gia súc, gia cầm

Thứ Năm 04/03/2010 , 09:58 (GMT+7)

Theo báo cáo của Chi cục thú y Nghệ An: Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở Nghệ An trước và sau Tết diễn biến rất phức tạp.

Theo báo cáo của Chi cục thú y Nghệ An: Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở Nghệ An trước và sau Tết diễn biến rất phức tạp.

Trước Tết Canh Dần, nhiều ổ dịch gia cầm chưa qua 21 ngày thì một số địa phương khác lại bùng phát các ổ dịch mới. Bắt đầu từ ngày 19/2/2010 (6 Tết), trên địa bàn Nghệ An xuất hiện 2 ổ dịch. Ổ dịch nghi cúm gia cầm xuất hiện tại xã Hưng Hoà, TP Vinh. Trạm thú y TP Vinh đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Cơ quan thú y vùng III xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm cho biết các mẫu bệnh phẩm có phản ứng dương tính với virus cúm gia cầm (H5N1), Chi cục thú y Nghệ An đã phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm TP Vinh và Trạm thú y cùng với UBND xã Hưng Hoà tổ chức tiêu huỷ toàn bộ đàn vịt (483 con) nhiễm bệnh. 

Đồng thời tổ chức tiêm phòng bổ sung 20.000 liều vacxin cúm gia cầm, phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường tại ổ dịch và các vùng lân cận; đình chỉ việc mua bán, vận chuyển toàn bộ số gia cầm tại địa phương để dịch bệnh không lây lan ra xung quanh. Như vậy chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xẩy ra 3 ổ dịch cúm gia cầm, tổng số gà, vịt bị tiêu huỷ 4.680 con. Trước đó ổ dịch xuất hiện tại Nam Anh, Nam Đàn (20/01) đã tiêu huỷ 3.792 con gà, ổ dịch tại xã Nghi Phong, Nghi Lộc (02/02) tiêu huỷ 405 con vịt.

Tại Quỳ Châu cùng ngày 19/2/2010 cũng xuất hiện bệnh LMLM trên đàn trâu bò của 2 bản Kẻ Khun và Châu Hội 3, xã Châu Hội với 24 con trâu bò mắc bệnh. Dịch bùng phát đầu tiên tại nhà anh Lữ Kim Thành làm 5 con bò bị bệnh. Gia đình anh Thành đã dùng các bài thuốc dân gian để tự chữa cho đàn bò của mình nhưng không khỏi. Do tập quán thả rông trâu bò trong rừng nên chỉ một thời gian ngắn đã làm đàn trâu, bò của các bản tại xã Châu Hội bị lây bệnh. Cho đến khi chính quyền địa phương báo cáo sự việc này lên huyện, các cơ quan chức năng vào cuộc tổ chức tiêm phòng thì phát bệnh thêm 5 con nữa. Như vậy riêng xã Châu Hội đã có 29 con dính bệnh, trong đó có một con chết.

Đến ngày 21/02/2010, tại huyện Nghĩa Đàn, dịch LMLM cũng xuất hiện ở nhà ông Nguyễn Đình Quý, tại xóm Tân Thọ, xã Nghĩa Thọ làm 1 con bò và 2 con trâu bị bệnh. Tuy nhiên, do gia đình tự chạy chữa bằng thuốc dân gian và báo cáo chậm lên UBND xã và Trạm thú y huyện nên dịch LMLM đã lây lan nhanh ra toàn xóm làm 55 con trâu, bò bị dính dịch.

Ông Vi Đức Khâm, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thọ cho biết: Sau khi dịch lây lan ra cả xóm Tân Thọ, Trạm thú y huyện và Chi cục thú y tỉnh đã cùng với địa phương lập chốt chặn không cho mua bán, giết mổ và vận chuyển trâu bò, sản phẩm ra khỏi địa phương. Cán bộ thú y huyện và xã đã tổ chức tiêm phòng vacxin LMLM cho 1.200 con trâu bò trong xã, dùng 35 lít thuốc Benkocid phun tiêu độc, khử trùng tại ổ dịch và các xóm phụ cận. Phát động nhân dân toàn xã tiến hành tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học để tiêu diệt mầm bệnh. Hiện nay ổ dịch tại xã Nghĩa Thọ đã tạm thời được khống chế.

Ông Trần Minh Hạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Nghệ An đang trực tiếp chỉ huy dập dịch tại Châu Hội, Quỳ Châu cho biết: Chi cục thú y Nghệ An đã cử cán bộ xuống 2 huyện Quỳ Châu, Nghĩa Đàn phối hợp với chính quyền và 2 Trạm thú y huyện tổ chức lập chốt trực 24/24 giờ mỗi ngày, phun thuốc khử trùng tại các ổ dịch và triển khai tiêm phòng vacxin LMLM cho toàn bộ đàn trâu bò của các xã có dịch.

Sau 1 tuần tích cực dập dịch, dịch LMLM tại các địa phương đã không phát sinh thêm. Nguyên nhân khiến dịch LMLM tại Châu Hội (Quỳ Châu) và Nghĩa Thọ ((Nghĩa Đàn) bùng phát sau Tết Nguyên đán là do đàn trâu bò thả rông của dân bản không được tiêm phòng vacxin LMLM. Cũng theo ông Hạnh, đợt tiêm phòng vừa qua, toàn xã Châu Hội có 4.000 con trâu bò nhưng chỉ có khoảng 1.500 con được tiêm phòng vacxin LMLM. Tương tự, toàn huyện Quỳ Châu có 24.000 con trâu bò nhưng chỉ được khoảng 50% số trâu bò của huyện được tiêm phòng. Tại xã Nghĩa Thọ cũng trong tình trạng tương tự. Bởi thế dịch LMLM tại Quỳ Châu, và một số xã vùng sâu, vùng xa của huyện Nghĩa Đàn cứ tái diễn liên tục là khó tránh khỏi.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.