| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Phòng chống dịch bệnh bảo vệ sản xuất

Thứ Năm 25/02/2010 , 10:16 (GMT+7)

Nghệ An bước vào sản xuất vụ xuân 2010 được dự báo sẽ gặp vô cùng khó khăn bởi thời tiết khô hạn thiếu nước ngay từ đầu vụ và 2 loại dịch bệnh thường trực...

Kiểm tra triệu chứng bệnh lùn sọc đen trên lúa xuân sớm 2010 tại Tân Kỳ

Nghệ An bước vào sản xuất vụ xuân 2010 được dự báo sẽ gặp vô cùng khó khăn bởi thời tiết khô hạn thiếu nước ngay từ đầu vụ và 2 loại dịch bệnh thường trực đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất đó là dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa và dịch bệnh chồi cỏ hại mía.

Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho sản xuất nông nghiệp năm 2010, ngay từ cuối vụ hè thu – mùa năm 2009, Nghệ An đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực, vật lực, xây dựng hệ thống các giải pháp phòng chống, thành lập Ban chỉ đạo chống dịch từ tỉnh đến cơ sở và các tổ công tác tại các huyện, huy động toàn bộ lực lượng cán bộ công tác trong ngành nông nghiệp từ tỉnh đến huyện, xã, thôn bản làm nòng cốt cho công tác chống dịch và các cấp hội đoàn thể cùng tham gia...

Kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống cho đến 20/2/2010: Đã có 20/20 huyện, thị tổ chức tập huấn cho trên 40 nghìn lượt nông dân. Tổ chức tiêu huỷ vệ sinh đồng ruộng, sơn bờ trước lúc vào gieo cấy vụ xuân. Thiết lập hệ thống bẫy đèn theo dõi rầy ở 13 huyện trọng điểm lúa, theo dõi báo cáo tình hình rầy vào đèn liên tục hàng ngày cho Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống dịch. Tổ chức gieo mạ tập trung được 2.310ha trong đó đã che phủ nilon được 2.071ha đạt 89,6% và cơ bản diện tích gieo mạ đã được phun thuốc trừ rầy bằng thuốc nội hấp trước lúc cấy 3-4 ngày.

Trong thời gian gieo mạ và cấy các tổ công tác ở các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến của rầy trên ruộng mạ, ruộng cấy, bờ cỏ... để chỉ đạo phun trừ rầy kịp thời khi có rầy xuất hiện, đến nay đã phun trừ được 1.741,44ha, đồng thời điều tra theo dõi và lấy mẫu rầy, mẫu cây lúa ở những ruộng có biểu hiện triệu chứng giống bệnh lùn sọc đen gửi Viện BVTV, Trung tâm KDTV sau nhập khẩu phân tích giám định (hiện các mẫu lấy từ các huyện Tân Kỳ, Đô Lương đều cho kết quả âm tính với vi rút vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen). Riêng kết quả giám định rầy lưng trắng (rầy non) tại huyện Hưng Nguyên lấy vào ngày 19/1/2010 cho thấy rầy non có mang vi rút lùn sọc đen. Trên diện tích mạ và lúa cấy toàn tỉnh đã phát hiện có triệu chứng giống với bệnh lùn sọc đen là 6 ha với tỷ lệ cây bị hại phổ biến 3 – 5%, cục bộ có ruộng lên đến 15 – 20%.

Theo báo cáo của Chi cục BVTV và các công ty mía đường đến cuối tháng 1/2010 trên toàn vùng nguyên liệu mía của tỉnh, tổng diện tích mía nhiễm bệnh chồi cỏ là 7.467,69 ha, trong đó nhiễm nặng + trung bình: 1.611,70 ha, nhiễm nhẹ 5.855,98 ha, hiện bệnh đang có xu hướng phát sinh mạnh và đã lây lan sang vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Sông Con – Tân Kỳ.

Để đối phó với tình hình phát sinh của các loại dịch hại, trong thời gian tới các địa phương, các cấp các ngành và bà con nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch theo phương án của Sở NN&PTNT.

- Trên cây lúa: Ngay sau nghỉ tết Canh Dần tất cả cán bộ, Ban chỉ đạo chống dịch xuống đồng kiểm tra tình hình phát sinh của rầy và các loại sâu bệnh khác để chỉ đạo nông dân phòng chống kịp thời. Trong thời gian 60 ngày đầu kể từ khi gieo mạ khi phát hiện có rầy xuất hiện dùng thuốc đặc hiệu Ches 50WG, Elsin 10EC, Penalty gold 50EC, Dantotsu 16WG… phun ngay, thời gian từ làm đòng đến thu hoạch khi phát hiện rầy tuổi 3, 4, trưởng thành có mật độ 20 con/khóm thì phun thuốc trừ.

Bà con nông dân tập trung chăm sóc bón phân, làm cỏ đúng kỹ thuật cho lúa sinh trưởng tốt tăng khả năng chống bệnh và cho năng suất cao, đồng thời nhổ bỏ tiêu huỷ ngay những cây lúa có triệu chứng bệnh lùn sọc đen và dặm lại bằng cây lúa khoẻ để đảm bảo mật độ và năng suất. Tổ chức phun trừ bệnh đạo ôn lá bằng thuốc đặc hiệu Beam 75WP, Bump 650WP, Filia 525SE… không để lây lan ra diện rộng, kiểm tra diễn biến các đối tượng sâu bệnh khác để phun trừ khi cần thiết.

- Trên cây mía: Ngày 3/2/2010 UBND tỉnh Nghệ An đã có công bố dịch chồi cỏ hại mía trên vùng nguyên liệu của Công ty TNHH mía đường Nghệ An Tate&Lyle và Công ty Cổ phần mía đường Sông Con - Tân Kỳ. Sở NN&PTNT đã có phương phán tổ chức thực hiện với các giải pháp: Chỉ đạo các công ty mía đường cấp lệnh thu hoạch gọn diện tích mía bị bệnh chồi cỏ. Sau thu hoạch các địa phương xây dựng phương án tổ chức thực hiện tiêu huỷ nguồn bệnh. Đối với diện tích mía bị bệnh nặng và trung bình tổ chức cày phá tiêu huỷ triệt để (kết thúc trước 15/3/2010) và tổ chức trồng lại bằng giống sạch bệnh, những vùng không đủ giống sạch thì chuyển sang trồng cây khác một thời gian và trồng lại mía vụ thu 2010.

Đối với diện tích bị bệnh nhẹ đã hết chu kỳ luân canh (3 năm) và diện tích mía sinh trưởng kém thực hiện biện pháp cày phá tiêu huỷ triệt để như diện tích bị bệnh nặng, còn lại diện tích nhẹ khác huy động các lực lượng tổ chức ra quân thành chiến dịch từ 10-15 ngày đào bỏ hết gốc bụi mía bị bệnh đem xử lý và dặm lại bằng mía sạch bệnh (chiến dịch này sẽ kết thúc trước 30/4/2010). Sau thời gian xỷ lý nêu trên, trong quá trình sinh trưởng mía phải thường xuyên kiểm tra phát hiện cây mía bị bệnh để xỷ lý hạn chế lây lan trên đồng ruộng. Chỉ đạo nông dân chăm sóc mía đúng quy trình, không để mía gốc quá 3 năm. Theo dõi đánh giá các giống mía đang trồng thử nghiệm ở các công ty mía đường và các địa phương để lựa chọn giống có khả năng kháng bệnh bổ sung vào cơ cấu giống cho những vụ tiếp theo.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.