| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Sâu cuốn lá và lùn sọc đen hoành hành

Thứ Ba 13/07/2010 , 09:44 (GMT+7)

Ông Lê Văn Thiều, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Nghệ An cho biết: Hiện toàn tỉnh Nghệ An đã có 37.495 ha lúa hè thu bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ.

Sở NN&PTNT đang kiểm tra sâu bệnh trên lúa hè thu tại Nghi Lộc

Ông Lê Văn Thiều, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Nghệ An cho biết: Hiện toàn tỉnh Nghệ An đã có 37.495 ha lúa hè thu bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ.

Trong đó có 18.032 ha bị nhiễm nặng (mật độ từ 250 đến 300 con/m2) và 14.928 ha bị nhiễm trung bình (từ 75 đến 150 con/m2). Bệnh lùn sọc đen cũng xuất hiện trên lúa hè thu gần 2.000 ha; tập trung chủ yếu tại các huyện Yên Thành (928 ha), Quỳnh Lưu (420 ha), Diễn Châu (285,5 ha), Thanh Chương (204 ha), Anh Sơn (trên 19 ha), Đô Lương (12 ha)... Diện tích bị bệnh lùn sọc đen đang ở mức độ từ 1 đến 3%, có nơi từ 10 đến 15%, cá biệt có 0,15 ha bị lùn sọc đen tới 40%...

Chị Nguyễn Thị Đào, Chi cục phó Chi cục BVTV Nghệ An cho biết thêm: Tôi về làm việc tại các xã ở Yên Thành và rất lo lắng vì cán bộ và người dân địa phương nhiều xã tỏ ra rất chủ quan trước dịch sâu cuốn lá nhỏ. Hiện sâu non đang ở độ tuổi 1 và 2 nên nhìn những cánh đồng đủ nước tưới thì lúa vẫn xanh tốt. Sâu đang cuốn trong lá nên chưa gây hại lớn. Bởi thế khi cán bộ BVTV cắm tại địa bàn xuống nhắc cán bộ và dân thì họ cứ bằng chân như vại. Khi chúng tôi gọi lãnh đạo một số xã ra tận ruộng, bóc từ lá ra cho họ xem thì ai nấy mới tá hoả. Có lá lúa có tới 7 con sâu non. Nếu không diệt trừ ngay thì chỉ ít ngày nữa khi sâu ở tuổi 3-4 cả cánh đồng lúa sẽ bị chúng ăn trụi là cái chắc. Tại huyện Nghi Lộc, tình hình sâu cuốn lá nhỏ có đỡ hơn. Mật độ sâu chỉ từ 20 đến 30 con/m2. Có một số xã như Nghi Đồng, Nghi Hoa, Nghi Diên, Nghi Long và Nghi Trung trên những cánh đồng khô trắng, nứt nẻ nhưng mật độ sâu vẫn ở mức từ 50 đến 60 con/m2...

Điều làm lãnh đạo Chi cục BVTV Nghệ An lo lắng là thời gian diệt sâu cuốn lá nhỏ có hiệu quả nhất là khi sâu non đang ở độ tuổi 1 – 2 nhưng hiện trên đồng ruộng không còn một hạt nước nên bà con nông dân không biết lấy nước đâu để phun trừ. Ở Nghi Vạn (Nghi Lộc) để có nước sinh hoạt người dân phải bỏ ra 70.000 đồng mới mua được 1 m3 nước nhưng phải đăng ký trước 1 tuần. Do đó trước tình hình sâu cuốn lá nhỏ đang phát sinh trên diện rộng thì chắc chắn nhiều xã thuộc các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và Diễn Châu... sẽ không có nước để phun trừ...

Trước tình hình dịch sâu cuốn lá nhỏ và dịch lùn sọc đen đang hoành hành, UBND tỉnh Nghệ An đã công bố dịch lùn sọc đen hại lúa và đang đề nghị công bố tiếp dịch sâu cuốn lá nhỏ để các địa phương có phương án động viên bà con nông dân tập trung nguồn lực để dập dịch.

Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV Nghệ An thì ngoài việc phân công cán bộ BVTV bám đồng, phân vùng, phân trà để điều tra phát hiện kịp thời thời gian xuất hiện và mật độ sâu bệnh, các địa phương tập trung chỉ đạo bà con nông dân dùng các loại thuốc đặc hiệu như Virako 40WG; Rengent 899WG; Tango 800WG; Angun 5WDG; Etimex 2.6EC... để phun trừ trên diện tích lúa có mật độ sâu từ 30 con trở lên khi sâu đang còn nhỏ.

Trên các chân ruộng có mật độ sâu dày đặc hơn và đó độ tuổi 3-4 trở lên thì sử dụng các loại thuốc như Ammate 150SC; 30WDG; Prevathon 5SC để phun trừ mới có hiệu quả cao. Các địa phương phải lưu ý dù nắng nóng, khô hạn nhưng khi phun phải chú ý đảm bảo lượng nước đủ để phun đều lên bề mặt lá vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát. Riêng dịch lùn sọc đen phải chỉ đạo bà con tập trung nhổ bỏ những cây lúa có bệnh đem đi nơi khác để tiêu huỷ. Sau đó dùng thuộc BVTV để phun bao vây diệt rầy nâu, rầy lưng trắng trên ruộng khống chế không cho dịch lây lan.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất