| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Thu hút 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư

Thứ Năm 26/02/2015 , 09:21 (GMT+7)

Tổ chức hội nghị gặp mặt nhà đầu tư, Nghệ An kỳ vọng sẽ thu hút được ít nhất 100 dự án với tổng số vốn đăng ký từ 19.000 đến 20.000 tỷ đồng.

Theo thông tin của UBND tỉnh Nghệ An, dự kiến đầu tháng 3/2015, UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Ất Mùi 2015. Dự kiến quy mô của Hội nghị có khoảng 800 đại biểu.

Năm 2014, Nghệ An đã cấp mới và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 187 dự án với tổng vốn đăng ký 55.663 tỷ đồng.

Trong đó cấp mới 145 dự án với 43.892 tỷ đồng. Như vậy tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có tổng cộng 776 dự án đầu tư đang còn hiệu lực. Gồm có 733 dự án đầu tư trong nước (164.937 tỷ đồng) và 43 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn 1,61 tỷ USD.

Trong số đó có nhiều dự án lớn áp dụng công nghệ cao đã hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn cho địa phương như Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH True Milk; Nhà máy bia Sài Gòn – Sông Lam; Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ An; các nhà máy may mặc và lắp ráp điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản...

Tổ chức hội nghị năm nay, Nghệ An kỳ vọng sẽ thu hút được ít nhất 100 dự án với tổng số vốn đăng ký từ 19.000 đến 20.000 tỷ đồng. Trong đó vốn FDI khoảng 6.000 đến 7.500 tỷ đồng nhằm tạo việc làm mới cho khoảng 12.000 lao động.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm