| Hotline: 0983.970.780

Nghề báo giữa khủng hoảng mang tên Covid-19

Thứ Sáu 19/06/2020 , 06:10 (GMT+7)

Làm thế nào để vừa có thể tiếp cận được thông tin nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được sự an toàn trong thời đại dịch Covid-19 sẽ vẫn còn là vấn đề thời sự.

Hình ảnh các hội thảo, phỏng vấn trực tuyến của các phóng viên trở nên phổ biến trong những ngày quá nửa thế giới bị phong tỏa vì dịch bệnh. Ảnh: IPI media.

Hình ảnh các hội thảo, phỏng vấn trực tuyến của các phóng viên trở nên phổ biến trong những ngày quá nửa thế giới bị phong tỏa vì dịch bệnh. Ảnh: IPI media.

Chủ đề luôn mang tính thời sự nóng hổi này của truyền thông thế giới tiếp tục được nêu ra tại hội thảo trực tuyến hồi đầu tháng do Viện Báo chí quốc tế (IPI) và ba quốc gia Áo, Canada và Hà Lan đồng phối hợp tổ chức.

Theo các diễn giả tại hội thảo mang tên RightOn, trong bối cảnh các cơ quan công quyền tại nhiều quốc gia buộc phải đưa ra các quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, quyền tự do dân sự và sự thịnh vượng của người dân, thì quyền được truy cập, tiếp cận những thông tin trên của công chúng cũng có ý nghĩa sống còn.

Đây là chuyện chưa có tiền lệ từng xảy ra trong lịch sử mà các chính phủ trước khi ra quyết định phải tham khảo cả luật nhân quyền quốc tế lẫn quyền tự do ngôn luận, bao gồm có quyền tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin thượng vàng hạ cám về mọi mặt của đời sống, bất kể biên giới...

Một phóng viên đang phỏng vấn một người biểu tình ở thủ đô Lima (Peru) để phản đối chính sách cách ly của chính phủ, buộc người lao động nhập cư không được về quê nhà hôm 30/4/2020. Ảnh: AP

Một phóng viên đang phỏng vấn một người biểu tình ở thủ đô Lima (Peru) để phản đối chính sách cách ly của chính phủ, buộc người lao động nhập cư không được về quê nhà hôm 30/4/2020. Ảnh: AP

Một thách thức không nhỏ trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh coronavirus là làm thế nào để hoạt động cung cấp thông tin đáng tin cậy, ở mọi định dạng đều được xuyên suốt đến người dân nhằm tránh những tin đồn gây hoang mang công chúng.

Theo đó, truyền thông tự do, độc lập, nhiều nguồn và đa dạng đã được chứng minh là đồng minh không thể thiếu của các chính phủ và cơ quan công quyền trong việc chuyển tải thông tin đến người dân.

Điều này sẽ cho phép mỗi cá nhân thực hiện quyền tìm kiếm và tiếp nhận thông tin, đồng thời đưa ra ý kiến ​​phản hồi để đi đến những quyết định sáng suốt cũng như các bước thích hợp để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Hơn nữa, việc đảm bảo truyền thông đa nguồn và thúc đẩy hoạt động báo chí chuyên nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại các thông tin sai lệch và tin giả (fakenew) độc hại. Theo các diễn giả, trong bối cảnh này thì hơn bao giờ hết, việc bảo vệ các nhà báo và đội ngũ truyền thông phải được tính đến, không chỉ về mặt thể chất mà cả sự an toàn pháp lý và kinh tế của họ.

Hội thảo trực tuyến này là một trong số các sê-ri sự kiện, chủ đề của giới báo chí truyền thông nhằm xem xét, đánh giá các thách thức về quyền tiếp cận thông tin trong thời gian mà hầu hết các chính phủ cần liên tục cập nhật để đưa ra các chiến lược đối phó giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với xã hội của họ, bao gồm các tác động đến quyền con người và hậu quả đối với hệ thống y tế cũng như nền kinh tế.

Một câu hỏi khác cũng thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng là làm thế nào để đạt được các sản phẩm báo chí chất lượng trong bối cảnh đại dịch coronavirus, khi gần như mọi hoạt động giao tiếp xã hội thông thường đều không thể thực hiện và hoạt động thông tin không bị sai lệch, gián đoạn?

Và câu trả lời là hãy tự khám phá và tìm ra các giải pháp để chống lại những thông tin sai lệch bằng chính cách cung cấp thông tin trung thực.

Cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 vẫn chưa đi đến hồi kết hiện nay vô hình trung đã khuếch đại hơn nữa mức độ của hiện tượng thông tin bị bóp méo, sai lệch trên quy mô toàn thế giới, và cần thiết phải có những công cụ đối phó hiệu quả.

Thông tin sai lệch là mối đe dọa

Kể từ khi internet xuất hiện, đặc biệt là khi thế giới được “tiếp quản” bằng điện thoại thông minh, cuộc cách mạng công nghệ đã định nghĩa lại khái niệm về thông tin sai lệch và tuyên truyền, như một công cụ được nhiều nơi sử dụng rộng rãi để theo đuổi các lợi ích chiến lược.

Áp- phích chống tin giả - vấn nạn trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội. Ảnh: Fotlia

Áp- phích chống tin giả - vấn nạn trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội. Ảnh: Fotlia

Nhiều chuyên gia đã gọi kỷ nguyên số là thời kỳ hậu sự thật, hoặc một thế giới mà nơi niềm tin và cảm xúc cá nhân quan trọng hơn sự thật; nơi mà khách hàng còn có lợi thế hơn các doanh nhân và các chuyên gia có uy tín. Ngoài ra, các phương thức giao tiếp đã hoàn toàn biến đổi khi hàng loạt các thông điệp có thể đến thẳng công chúng ngay tức thì thông qua nhiều kênh.

Tốc độ của sự lan truyền cùng với sự thiếu phản biện của những người tiếp nhận các tin tức chưa được kiểm chứng một khi được chia sẻ trên các mạng xã hội, chính là cơ chế của thông tin sai lệch thời hiện đại.

Gần 130 nhà báo thiệt mạng vì Covid-19

Thống kê của Chiến dịch báo chí biểu tượng (PEC), đã có 127 ít nhất nhà báo tại 31 quốc gia chết vì coronavirus trong ba tháng 3-4 và 5 vừa qua.

Hàng trăm nhà báo đã bỏ mạng vì coronavirus. Ảnh: aa.com

Hàng trăm nhà báo đã bỏ mạng vì coronavirus. Ảnh: aa.com

"Lực lượng truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus do họ phải dấn thân tác nghiệp để truyền tải thông tin về về sự lây lan của bệnh dịch nguy hiểm. Rất nhiều nhà báo đã bỏ mạng vì thiếu các thiết bị bảo hộ trong khi thực hiện công việc của họ", Tổng thư ký PEC Blaise Lempen nói.

Chỉ tính riêng trong tháng 5 đã có tới 72 nhà báo tử vong vì virus. Tính theo khu vực, Mỹ Latinh là lục địa bị ảnh hưởng nhiều nhất với 62 ca, tiếp theo là châu Âu với 23 ca, châu Á 17 ca, Bắc Mỹ 13 ca và châu Phi 12 ca.

Ngoài ra hàng trăm người đang làm việc trong ngành truyền thông đã nhiễm bệnh  và nhiều hãng tin tức, tổ hợp truyền thông đã buộ phải đóng cửa tạm thời.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất