| Hotline: 0983.970.780

Nghề biển ở Thừa Thiên - Huế gặp khó

Thứ Tư 22/02/2023 , 15:17 (GMT+7)

Điều kiện thời tiết bất thuận, ngư trường khan hiếm nguồn hải sản, thiếu hụt lao động… đang khiến vụ cá Nam của ngư dân tỉnh Thừa Thiên – Huế gặp muôn vàn khó khăn.

z4126453539235_d18b587bf2c5c85d59f75c86ebb186eb

Ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế ra khơi trong chuyến biển đầu năm 2023 với nhiều kỳ vọng. Ảnh: Công Điền.

Thời tiết thất thường

Phường Thuận An (thành phố Huế) là đơn vị trọng điểm về nghề cá của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đến nay, tổng phương tiện tàu thuyền khai thác biển hơn 330 chiếc, trong đó tàu đánh bắt xa bờ cỡ lớn 107 chiếc, tàu cỡ trung 139 chiếc, tàu cỡ nhỏ và ghe bãi ngang 87 chiếc.

Mở đầu vụ cá Nam năm 2023, cùng với ngư dân các địa phương trong tỉnh, bà con ngư dân Thuận An kỳ vọng sẽ đem hiệu quả kinh tế cao sau một năm 2022 nhiều khó khăn do giá nhiên liệu đầu vào liên tục biến động. Tuy nhiên, những chuyến biển đầu năm chưa thực sự như mong muốn do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Chỉ chưa đầy 1 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ghánh chịu 2 đợt không khí lạnh tăng cường gây mưa kéo dài và gió mạnh, ảnh hướng lớn đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của địa phương, trong đó có bà con ngư dân.

Theo ghi nhận tại cảng cá Thuận An, dù vụ đánh bắt đã bắt đầu cách đây khoảng 15 ngày nhưng hàng chục tàu cá tại cảng cá lớn nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn còn nằm bờ, chưa thể vươn khơi do thời tiết xấu. Một số tàu dù ra khơi nhưng do thời gian đánh bắt trên biển ngắn nên năng suất khai thác chỉ đạt từ 40 -50%.

IMG_0455

Hàng chục tàu các của ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phải nằm bờ do càng ra khơi càng lỗ. Ảnh: Công Điền.

Nhiều chủ tàu than thở rằng, với những chuyến biển đầu năm như vừa qua, sau khi trừ chi phí xăng dầu, nhân công thì tiền lãi còn lại chẳng bao nhiêu, thậm chí còn lỗ vốn.

Việc khai thác hải sản trên biển của ngư dân gặp khó khăn thì trên bờ, các thương lái chuyên thu mua sản phẩm chịu ít nhiều ảnh hưởng. Bà Trần Thị Đeo, tiểu thương tại cảng Thuận An cho biết, so với thời điểm này các năm trước thì năm nay sản lượng đánh bắt từ các tàu mở biển đầu năm đều giảm. Theo bà Đeo, với tình trạng năng suất đánh bắt của các tàu kéo như hiện nay thì mỗi chuyến vươn khơi đều có thể từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.

Là một trong những người có thâm niên trong nghề thu mua hải sản tại cảng Thuận An, bà Đeo cho rằng, bên cạnh thời tiết những ngày đầu năm diễn biến xấu, thì các chi phí đầu vào như nhiên liệu, đá ướp, nhân công… đều tăng, trong khi nguồn hải sản ngày càng khan hiếm là những nguyên nhân dẫn đến những chuyến ra khơi của ngư dân ngày càng khó khăn.

“Đỏ mắt” tìm bạn thuyền

Cách cảng Thuận An không xa, hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân xã Phú Thuận, Phú Hải…(huyện Phú Vang) neo đậu tại âu thuyền Phú Thuận cũng đang phải nằm bờ. Bên cạnh những lý do khách quan do thời tiết xấu, ngư trường ngày càng khan hiếm nguồn lợi hải sản thì một trong những lý do khiến nhiều tàu cá vẫn chưa vươn khơi dù mùa khai thác hải sản đã đến là tình trạng thiếu hụt lao động đi biển.

IMG_0481

Chính quyền địa phương lẫn ngư dân Thừa Thiên - Huế vẫn đang loay hoay với bài toán thiếu lao động nghề biển. Ảnh: Công Điền.

Từ hàng chục năm nay, nghề khai thác biển là ngành kinh tế mũi nhọn của các xã Phú Thuận, Phú Hải… và cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân các địa phương này. Đang vào vụ đánh bắt chính của năm nhưng việc hàng chục tàu cá không thể vươn khơi khiến cho cả chính quyền địa phương lẫn người dân đứng ngồi không yên.  

Theo nhiều ngư dân, thực trạng này đã diễn ra triền miền nhiều năm nay, đặc biệt là sau dịp Tết nguyên đán hàng năm. Nếu như thời gian trước đây, thanh niên đến độ tuổi lao động tại nhiều vùng quê ven biển Thừa Thiên – Huế thường sẽ tiếp nối nghề đi biển truyền thống của cha ông, mà họ gọi là “đi bạn” cho các chủ tàu.

Vài năm trở lại đây công việc “đi bạn” đã không còn là ưu tiên của thanh niên nhiều làng quê ven biển nữa. Rất nhiều bạn trẻ lựa chọn hình thức xuất khẩu lao động ra nước ngoài hoặc vào miền Nam làm công nhân. Điều này khiến các chủ tàu dù “đỏ mắt” cũng không thể tìm đủ số lượng bạn thuyền để vươn khơi.

Theo ông Trần Văn Phừn, ngư dân xã Phú Hải, huyện Phú Vang, để đủ số lượng lao động theo quy định trong mỗi chuyến ra khơi, các chủ tàu không chỉ hỏi tìm bạn thuyền tại địa phương mà phải tìm kiếm ở các địa phương lân cận. “Vài năm trở lại đây, việc tìm kiếm bạn thuyền trở nên khó khăn hơn nhiều do lớp trẻ ngày nay không còn mặn mà với nghề đi biển. Mỗi chuyến đi biển của ngư dân không chỉ phụ thuộc vào giá nhiên liệu, ngư trường đánh bắt mà còn phải tùy thuộc số lao động tìm được”, ông Phừn cho hay.

Trước những khó khăn của nghề khai thác hải sản xa bờ hiện nay, để giúp bà con yên tâm bám biển dài ngày, ông Nguyễn Minh Hải, Chủ tịch UBND xã Phú Hải (huyện Phú Vang) đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để cải hoán tàu thuyền lên công suất lớn hơn, mua sắm ngư lưới cụ. Cùng với đó, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân ven biển để các thế hệ thanh niên, cũng là lực lượng lao động chính trong nghề khai thác hải sản xa bờ có thể sống tốt, sống khỏe với nghề.

Đó là vấn đề lâu dài, còn trước mắt, để những chuyến vươn khơi không bị đứt quãng, được biết, chính quyền các địa phương ven biển đã tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện nhiều giải pháp hiện như kéo dài thời gian đi biển, bán hải sản đánh bắt ngay trên biển cho các tàu hậu cần dịch vụ di động để đổi lấy nhiên liệu, lượng thực nhằm giảm chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi.

Hi vọng với những giải pháp ngắn hạn trên, cùng với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của chính quyền, ngư dân tỉnh Thừa Thiên – Huế vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt, yên tâm vươn khơi bám biển để làm giàu từ biển.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm