| Hotline: 0983.970.780

Nghề đi tàu

Thứ Ba 26/11/2013 , 11:04 (GMT+7)

Không biết nghề đi tàu ở xã Tân Việt, huyện Thanh Hà (Hải Dương) xuất hiện khi nào, nhưng từ trăm năm nay nó đã gắn bó với người dân nơi đây và trở thành nghề chính.

Không biết nghề đi tàu ở xã Tân Việt, huyện Thanh Hà (Hải Dương) xuất hiện khi nào, nhưng từ trăm năm nay nó đã gắn bó với người dân nơi đây và trở thành nghề chính.

Nhờ nghề này mà nhiều người đã trở thành tỷ phú, triệu phú, có ô tô, biệt thự... Nhưng đằng sau đó, cũng là những câu chuyện buồn về những số phận quyết tâm theo đuổi nghề.

Kiếm bội tiền

Ông Nguyễn Tuấn Tuyến, Chủ tịch UBND xã Tân Việt cho biết: Hiện 70% số dân trong xã đang làm việc trong lĩnh vực vận tải thủy. Thời bao cấp người dân gắn bó với những con thuyền làm từ nan, gỗ, sau đó hợp tác xã thuyền buồm hình thành. Song địa bàn hoạt động hẹp, mặt hàng vận tải chưa đa dạng nên hiệu quả chưa cao.

Bước vào thời kì đổi mới, người dân có cơ hội làm ăn lớn. Những chiếc thuyền nan, gỗ, dần dần được thay thế bằng những chiếc tàu xi măng, tàu sắt có trọng tải từ 500 - 1.000 tấn. Từ đó, mà nghề vận tải thủy ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, trở thành một nghề kiếm bộn tiền.

Theo số liệu điều tra năm 2012, toàn xã có 89 hộ gia đình kinh doanh nghề vận tải thủy, tập trung chủ yếu ở thôn Cam Lộ, thu nhập bình quân đạt từ 4 - 8 triệu đồng/người/tháng. Địa phương và các ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và vay vốn để các hộ yên tâm phát triển nghề..


Nghề vận tải thủy giúp dân Tân Việt làm giàu

Tới thăm gia đình ông Nguyễn Quang Việt ở xóm 4 thôn Cam Lộ, người đã hơn 30 năm theo nghề vận tải thủy và là một trong những hộ có quy mô kinh doanh lớn nhất xã. Ông chia sẻ: “Tôi đã theo nghề này từ rất nhiều năm nay, ban đầu trong tay tôi chỉ có 1 chiếc thuyền vôi nhỏ do cha ông để lại.

Nhưng với quyết tâm làm giàu, tôi đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đóng thêm những chiếc tàu có trọng tải lớn hơn. Việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, nên tôi đã có cơ hội để phát triển”.

Khi đã có tiềm lực, ông còn động viên anh em trong nhà cùng góp vốn làm ăn. Đến nay, 3 anh em ông Việt đã có trong tay 16 con tàu lớn nhỏ, có trọng tải từ 1.000 - 2.500 tấn, chuyên chở cát, đá, xi măng, than, gạch… Doanh thu mỗi tháng đạt khoảng 1 tỷ đồng, trừ tất cả chi phí ông thu lãi 500 triệu.

“Nhờ nghề đi tàu mà đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát, các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng khang trang, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Những hộ có từ 4 - 5 chiếc tàu xuất hiện ngày càng nhiều, doanh thu mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng, tiêu biểu như ông Phạm Xuân Bình, ông Phạm Xuân Hòa... ở thôn Cam Lộ”, ông Nguyễn Tấn Tuyến khẳng định.

Nhờ có nghề làm tàu mà ông đã xây dựng được khu sinh thái sầm uất Thủy Tiên tại huyện Nam Sách (Hải Dương) phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Ngôi nhà được ông xây dựng ở quê cũng rất hiện đại và sang trọng là niềm ao ước của nhiều người.

Cũng ở thôn Cam Lộ, anh Phạm Huy Quản đội 6 đã theo nghề này từ nhiều năm. Sau một thời gian dài vật lộn với sông nước, anh dành dụm được ít vốn để mở rộng kinh doanh, đầu tư mua một con tàu trị giá hơn 4 tỷ đồng.

Anh Quản cho biết: “Nghề này tuy vất vả, quanh năm lênh đênh trên sông nước nhưng nếu kinh doanh thuận lợi thì thu hồi vốn rất nhanh. Tôi chỉ có 1 con tàu, nhưng thu nhập mỗi tháng cũng đều đặn đạt trên 30 triệu đồng”.

 

 

Nhọc nhằn mưu sinh

 

Mặc dù là đi tàu mang lại nguồn thu rất lớn, nhưng đằng sau cái vỏ bọc đó lại là những câu chuyện rơi nước mắt về những phận người quyết mưu sinh bằng nghề này. Quanh năm lênh đênh trên sông nước đã khiến công việc này trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Những người đi tàu thường xuyên phải đương đầu với sóng to, nước lớn, mưa bão liên miên.

Thêm vào đó, để có thu nhập cao, các chủ tàu đã bất chấp tất cả, để chở khối lượng hàng hóa lớn gấp 2 - 3 lần trọng tải của tàu. Chính vì thế, chỉ cần một con sóng lớn cũng có thể nhấn chìm tàu ngay lập tức.

Câu chuyện buồn mà chúng tôi được nghe xảy ra vào tháng 2/2012. Vụ tai nạn đó đã cướp đi sinh mạng của 3 người và gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Trò chuyện với chúng tôi trong nước mắt, chị Nguyễn Thị Thơm, đội 4, thôn Cam Lộ ngậm ngùi kể: “Chồng tôi là Phạm Đức Sĩ, một trong ba người thiệt mạng trong vụ tai nạn năm ấy. Hôm đó có đợt gió mùa đông bắc tràn về nên sóng biển rất dữ dội. Chồng tôi cùng anh em đang trên đường vận chuyển hàng từ Thanh Hóa ra Hải Phòng, không may gặp sóng to trùm lên tàu khiến tàu bị lật, mọi người không kịp trở tay nên đều bỏ mạng”.

Sau lời kể trên khuôn mặt người phụ nữ này, chúng tôi vẫn còn thấy in hằn lên những mất mát lớn lao. Người đàn ông trụ cột của gia đình không còn, 40 tuổi chị vẫn còn trẻ để tiếp tục cuộc sống làm chỗ dựa vững chắc cho hai người con trai, những nỗi đau kia khó có thể bù đắp nhưng chúng tôi nhận ra chị đang cố gắng sống với hai từ "chấp nhận".

Với những nguy hiểm luôn rình rập, cộng với việc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, khiến nghề vận tải thủy ở Tân Việt không còn được hưng thịnh như trước.

Ông Nguyễn Quang Việt ở thôn Cam Lộ cho biết thêm: “Thời buổi làm ăn khó khăn nên việc duy trì đội tàu của chúng tôi gặp rất nhiều trở ngại. Lãi ngân hàng liên tục tăng cao nên trong thời gian từ năm 2009 đến 2012, tôi đã phải bán đi 4 chiếc tàu để trả lãi và trả lương cho người làm. Nhiều hộ kinh doanh nhỏ còn phải bán cả cơ nghiệp gây dựng hàng chục năm để trả nợ”.

Khó khăn là thế, nhưng người dân luôn tìm mọi cách để khắc phục và bám trụ với nghề truyền thống này. Ông Nguyễn Tuấn Tuyến cho rằng, để không phải bỏ nghề mà vẫn mang lại thu nhập, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong xã đã kết hợp với nhau cùng chung vốn để đóng những chiếc tàu trọng tải lớn. Qua đó giảm bớt được những rủi ro, đảm bảo công ăn việc làm...

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.