| Hotline: 0983.970.780

Nghề đưa thư có nguy cơ biến mất vì... email

Thứ Hai 22/02/2010 , 10:42 (GMT+7)

Sự phát triển nhanh chóng của email (thư điện tử) đang đe dọa "xóa sổ" Nghề đưa thư.

Sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet với email (thư điện tử) và các trang mạng xã hội đã trở thành hiểm họa lớn đối với một trong những ngành nghề cổ xưa nhất trên thế giới: Nghề đưa thư.

Ở Italy, nơi ngành bưu điện từ lâu có tiếng là chậm chạp và trì trệ, với mỗi năm số lượng thư và bưu thiếp bị tồn đọng không chuyển được hoặc chuyển chậm từ hàng tuần đến hàng năm lên đến hàng trăm nghìn, thì hiểm họa này tăng lên gấp đôi.

Dư luận nước này không có gì ngạc nhiên khi ngành bưu điện dự tính cắt giảm 10.000 nhân viên đưa thư trong năm tới.

Báo chí Italy cho biết một trong những lí do chính khiến ngành bưu điện Italy cắt giảm nhân lực là vì hình thức thư tín hiện tại đã không còn là mốt.

Năm 2009, số lượng thư tín và bưu thiếp được người Italy gửi đi giảm tới 20% so với năm trước. Nguyên nhân là do sự bùng nổ của email và thông điệp chuyển tải qua các mạng xã hội, ước tính tăng 25% so với năm 2008.

Một công trình nghiên cứu của Viện thăm dò dư luận SWG cho biết ở Italy, hiện giờ, hình thức chuyển thư hoặc các giấy tờ khác chỉ được các doanh nghiệp sử dụng hoặc được các công ty dịch vụ gửi đến cho các khách hàng.

Nghiên cứu cho biết chỉ có những người già là vẫn giữ hình thức viết thư cho nhau, trong khi giới trẻ giờ đây chỉ quen viết email. Có đến 95% số thanh niên được hỏi khẳng định thích viết email hơn viết thư, 85% cho biết trong năm qua không viết một lá thư nào và 66% tiết lộ họ chỉ gửi bưu thiếp trung bình mỗi năm một lần.

Hiện bưu điện Italy có 150.000 nhân viên, trong đó 73.000 người là nhân viên tại các bưu điện địa phương và nhân viên đưa thư.

Trong thời điểm bưu điện truyền thống với mục đích chuyển thư tín và bưu thiếp dần mai một, ngành bưu điện Italy đã tăng cường các hình thức khác như chuyển tiền, phát lương hưu, thu tiền điện nước và điện thoại, bảo hiểm và bán hàng trên mạng.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm