| Hotline: 0983.970.780

Nghề làm giàu bền vững ở Trấn Yên

Thứ Năm 26/03/2015 , 06:11 (GMT+7)

Nghề trồng dâu nuôi tằm du nhập vào huyện Trấn Yên (Yên Bái) từ năm 2001. Đến nay toàn huyện đã có 210 ha dâu tằm. 

Việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm không rầm rộ, nhưng là một nghề xoá đói giảm nghèo và làm giàu bền vững nhất ở Trấn Yên hiện nay...

11-14-22_c3
Ông Phí Văn Chí (giữa) Chủ tịch xã Tân Đồng trao đổi với người dân về kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm

Anh Nguyễn Tiến Liệu, thôn Bình Minh, xã Y Can từ một hộ nghèo rớt mùng tơi, sau gần chục năm trồng dâu nuôi tằm đến nay đã có của ăn của để.

 Anh bảo tôi: "Nhà em trồng gần 4 sào dâu ở bãi bồi ven sông Hồng, mỗi năm thu nhập nhì nhằng sau khi đã trừ hết chi phí cũng được khoảng 30 - 40 triệu đồng. Thôi cũng đủ nuôi một đứa đi đại học không phải chạy long tóc gáy làm thuê như nhiều người nữa".

Y Can nằm ven sông Hồng, có vài chục ha đất mầu ven sông, thế nhưng sau hơn chục năm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, đến nay mới có hơn chục hộ trồng dâu, diện tích 2,4 ha.

Hỏi ra mới hay nhiều hộ đã tham gia trồng dâu nuôi tằm nhưng cái nghề quá vất vả lại đòi hỏi kỹ thuật cao nên một số đành phá bỏ ruộng dâu.

Anh Liệu cho hay: "Các cụ xưa nói không sai “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, vào kỳ hái dâu chăn tằm, sáng sớm tinh mơ đã có mặt ở ruộng dâu, tối không được ngủ trọn giấc, cứ phải dậy luôn để cho tằm ăn. Vợ chồng em phải thay nhau dậy chăn tằm, trước đây nuôi tằm trên nong vất vả quá, nay nuôi tằm dưới đất đỡ vất vả hơn".

Cũng nhờ trồng dâu nuôi tằm mà gia đình anh Liệu không còn nghèo nữa, anh đang thương lượng với hàng xóm đấu thầu lại số đất bãi liền kề để mở rộng diện tích trồng dâu...

Huyện Trấn Yên có 22 xã, nhưng chỉ có 7 xã nằm dọc sông Hồng trồng dâu nuôi tằm. Nhiều nhất là các xã: Tân Đồng 95 ha, Việt Thành 56,5 ha, Báo Đáp 46,8 ha... Điều đặc biệt 3 xã đạt chuẩn NTM năm 2015 là xã có nghề trồng dâu phát triển, đó là các xã: Báo Đáp, Việt Thành và Tân Đồng.

11-14-22_c2
Bát ngát ruộng dâu

Ngày 18/3/2015 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ký quyết định công nhận xã Báo Đáp đạt chuẩn xã NTM.

Chủ tịch xã Tân Đồng Theo ông Phí Văn Chí cho biết, hiện Tân Đồng có hơn 170 hộ trồng dâu nuôi tằm, diện tích trồng dâu 95 ha. Năm 2014 sản lượng kén đạt 92 tấn, bán được 11 tỷ đồng.

Bình quân 1 sào trồng dâu nuôi tằm một năm nuôi được 6 vòng tằm, mỗi vòng thu khoảng 18 - 20 kg kén, tổng số kén nuôi 6 vòng thu khoảng 110 - 120 kg, với giá kén hiện nay là 110.000 - 120.000 đ/kg, thì thu nhập 1 sào khoảng 12 triệu đồng gấp 4 lần trồng lúa. Tính ra 1 ha trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khoảng 330 triệu đồng.

Xã Tân Đồng đã chuyển đổi 16 ha đất ruộng sang trồng dâu nuôi tằm, nhiều hộ chuyển toàn bộ đất lúa sang trồng dâu, hoặc thuê đất đồi, đất soi bãi trồng hoa mầu sang đất trồng dâu. Ví như gia đình bà Lê Thị Giảng trồng 1 ha dâu trong đó thuê 4 sào đất của các hộ gia đình khác.

Tân Đồng đang có 4 cơ sở chuyên cung cấp tằm giống cho những hộ nuôi tằm lấy kén, đây cũng là cơ sở thu mua kén cho bà con. Sự chuyên môn hoá từng công đoạn trong nghề trồng dâu nuôi tằm đã hình thành ở Tân Đồng.

11-14-22_c1
Chăm sóc ruộng dâu xã Tân Đồng

Đó là sự cơ cấu lại lao động, chuyển một phần sang SX phi nông nghiệp để hình thành nên các tổ hợp tác mà Chương trình xây dựng NTM Yên Bái đang nhắm tới.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT, năm 2014 huyện Trấn Yên có 130 ha dâu kinh doanh, sản lượng kén đạt 184 tấn. Với giá bình quân 110.000 đ/kg thì số tiền thu được khoảng 20 tỷ đồng, tính ra bình quân mỗi ha trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập 154 triệu đồng. Đây là điều người nông dân miền núi nằm mơ cũng không thấy.

11-14-22_c4Ông Đinh Đăng Luận, Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên: Sự phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Trấn Yên không quá nóng. Bởi đây là một nghề không chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ của người nông dân mà còn phải có kỹ thuật.

Là người đầu tiên du nhập nghề trồng dâu nuôi tằm vào huyện Trấn Yên, sau hơn 10 năm tôi rút ra 3 yếu tố quan trọng để nghề này phát triển.

Đó là chọn giống dâu có năng suất cao, giống tằm chất lượng, cuối cùng là yếu tố kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu, tằm. Thiếu một trong 3 yếu tố đó nghề trồng dâu không thể phát triển được.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đang là nghề làm giàu bền vững nhất của Trấn Yên hiện nay...

 

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm