| Hotline: 0983.970.780

Nghề làm mây sống được

Thứ Ba 25/12/2012 , 09:32 (GMT+7)

Trước cổng Cty Mai Hoàng ở thị trấn KrôngKlang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, có treo tấm bảng tuyển lao động làm nghề đan mây, lương mỗi tháng từ 3 - 3,5 triệu đồng.

Trước cổng Cty Mai Hoàng ở thị trấn KrôngKlang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, có treo tấm bảng tuyển lao động làm nghề đan mây, lương mỗi tháng từ 3 - 3,5 triệu đồng.

Tò mò tìm vào công ty, tôi được biết không chỉ lương, mà hàng ngày lao động còn được công ty lo thêm bữa ăn trưa. Thời buổi “gạo châu củi quê” như bây giờ, Cty Mai Hoàng giải quyết việc làm cho gần một trăm lao động nông thôn, có tay nghề vững vàng, quả là đáng phục.

Công việc của các lao động là khai thác và đan mây xuất khẩu. Hồ Văn Nghinh, một người dân tộc Pa Cô nói chưa bao giờ nghĩ đến cái ngày mình được học nghề đan mây xuất khẩu và được lĩnh lương hàng tháng. Nhờ Cty Mai Hoàng nên anh và bà con có việc làm, thu nhập đều. Mây là loài cây sống giữa rừng, rất gần gũi với bà con. Bấy lâu nay bà con chỉ biết khai thác mây về đan đồ dùng gia đình, chứ chưa hề biết cách biến mây thành sản phẩm hàng hóa, bán kiếm tiền. Một phần do bà con cũng không tìm được đầu ra ổn định cho cây mây.


Làm mây xuất khẩu ở Cty Mai Hoàng

Câu chuyện người Pa Cô, Vân Kiều ở huyện Đakrông được học nghề đan mây bắt đầu từ những cố gắng xóa đói giảm nghèo bền vững được phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, Cty Mai Hoàng và chính quyền huyện Đakrông. Nguyên liệu mây ở huyện Đakrông được biết đến là dồi dào bậc nhất miền Trung.

Nếu biến những nguyên liệu này thành sản phẩm hàng hóa thì người dân tộc miền núi Quảng Trị kiếm ra đồng tiền không khó. Nhìn thấy vậy, Cty Mai Hoàng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã mở lớp đào tạo nghề đan mây tre cho người dân tộc các xã Ba Lòng, Húc Nghì, Hướng Hiệp, thị trấn Krôngklang...

Bà Trần Thị Mai, Giám đốc Cty Mai Hoàng cho biết thày giáo dạy nghề là nghệ nhân nghề đan ở các tỉnh miền Bắc được mời vào. Bà con dân tộc chỉ có việc đến học nghề, ăn, ở đi lại được Cty lo đầy đủ. Sau thời gian 3 tháng học nghề, các học viên tốt nghiệp bằng cách trình bày sản phẩm của mình lên ban giám khảo. Qua lớp học đã phát hiện ra nhiều người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô có tay nghề rất khéo, họ làm ra được những bộ bàn ghế bằng mây rất đẹp.

Theo bà Mai, để kịp thời cung cấp cho thị trường nhiều mẫu sản sản, Cty Mai Hoàng mời một số lao động tay nghề cao của các tỉnh phía Bắc vào làm việc tại xưởng. Những người này là hạt nhân, cầm tay chỉ việc trực tiếp cho lao động tại chỗ nhằm tạo ra sản phẩm ngày càng tốt hơn. Sau khi làm ra sản phẩm từ mây, Cty Mai Hoàng ký hợp đồng bán sản phẩm với các đối tác trong nước ở TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng... rồi họ xuất các sản phẩm này ra nước ngoài.

Để nghề làm mây tồn tại lâu dài, Cty Mai Hoàng phối hợp với Ban Dân tộc miền núi Quảng Trị, Chi cục Kiểm lâm phát triển vùng nguyên liệu ổn định. Ngoài việc khoanh nuôi rừng mây tự nhiên, Chi cục Kiểm lâm giúp bà con trồng thêm 400 ha rừng mây tại các xã Hướng Hiệp, Ba Lòng, Húc Nghì...

Với giá cả ổn định, hiện tại mỗi kg mây nước đang tươi có giá 4.000 đồng, mây tắt 8.000 đồng, tiền bán mây chưa qua chế biến thành sản phẩm, mỗi ngày bà con đã thu về đến hàng trăm ngàn đồng. Nhiều gia đình có cuộc sống ổn định nhờ nghề trồng và đan sản phẩm từ cây mây. Ngoài ra, mỗi năm các lao động còn khai thác mây tự nhiên ngoài rừng được khoảng 500 tấn. Tất cả đều được Cty Mai Hoàng thu mua chế biến, tạo việc làm cho lao động tại chỗ.

Có vùng nguyên liệu gồm mây tự nhiên, mây trồng và khoanh nuôi chăm sóc đến hàng ngàn ha mây, rõ ràng đây là nguồn lực ổn định để Cty Mai Hoàng giúp bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sống được với nghề đan mây xuất khẩu.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất