| Hotline: 0983.970.780

Nghề lưới đăng đói dài

Thứ Tư 10/06/2015 , 06:12 (GMT+7)

Chưa năm nào như năm nay, vùng biển ven bờ thuộc TP Nha Trang (Khánh Hòa) bỗng dưng trở nên hung dữ lạ thường, khiến những tàu cá hành nghề lưới đăng chẳng làm ăn gì được...

Theo những lão ngư gắn cả đời mình với biển cả, trong những nghề đánh bắt hải sản, “tổ nghề” lưới đăng đứng vào hạng trên.

Bởi trước khi có những nghề câu cá ngừ đại dương, nghề lưới vây rút chì đánh bắt cá ngừ sọc dưa, nghề lưới chuồng…, thì nghề lưới đăng đã thịnh hành và là nghề chủ đạo trong đánh bắt hải sản.

Nghề lưới đăng chuyên đánh bắt gần bờ, chỉ cách bờ khoảng 10 hải lý, đối tượng đánh bắt chính của nghề lưới đăng là cá thu, nếu gặp cá cờ, cá ngừ sọc dưa cũng lượm tuốt.

Anh Võ Văn Hòa, quê ở xã Phước Sơn (Tuy Phước, Bình Định) vào TP Nha Trang (Khánh Hòa) đi bạn cho sở lưới đăng của ông Nguyễn Tiến Thành ở phường Vĩnh Nguyên, cho biết: “Những năm trước, ngày nào đói lắm sở lưới của tui làm cũng đánh được 1 giác cá cả ngàn con cá thu, mỗi con nặng trên 1kg.

Hôm nào biển no đánh được 3-4 giác lưới. Mỗi năm, sở lưới của tôi thu nhập cũng vài ba tỷ đồng. Thế nhưng từ đầu năm đến nay chẳng đánh bắt được gì. Bởi khi con nước trở dòng thì hung dữ lắm, lưới thả xuống con nước cuốn trôi cả chì, chẳng làm ăn gì được”.

Theo anh Hòa, đối với nghề lưới đăng, biển có nổi gió to mấy cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu con nước đổi dòng là nghề lưới đăng đành bó tay. Bởi nước chảy cuồn cuộn làm bay lưới, không chì nào giữ nổi, lưới không đến được đáy biển thì không đánh bắt được gì.

Tại TP Nha Trang hiện có 4 sở lưới hành nghề lưới đăng đang đánh bắt tại các vùng biển Hòn Mun, Hòn Sưởng và Hòn Nọc, trong đó sở lưới của ông Nguyễn Tiến Thành ở phường Vĩnh Nguyên đang đánh bắt tại Hòn Nọc là sở lưới lớn nhất, năm nào cũng ăn nên làm ra.

Thế nhưng từ đầu năm đến nay dù đánh bắt có hiệu quả nhất trong nghề lưới đăng ở đây, nhưng thu cũng chỉ đủ bù chi, những sở lưới khác đều bị lỗ vài ba trăm triệu đồng/sở lưới.

Ngư dân Võ Văn Hòa với nghề lưới đăng anh đã có thâm niên trên 10 năm, cho biết: Mỗi sở lưới đăng có 3 tàu làm, 2 tàu không có gắn máy chuyên đứng 1 chỗ đánh bắt, 1 chiếc gắn máy làm nhiệm vụ đưa cá vào bờ bán và chở lương thực, thực phẩm cung cấp cho bạn tàu.

Khi mở cửa biển, chiếc tàu có gắn máy kéo 2 chiếc tàu đánh bắt không có gắn máy và chở bạn tàu ra ngư trường. Mỗi tháng chiếc tàu gắn máy lại kéo lần lượt từng chiếc tàu đánh bắt vào bờ 1 lần để làm lại lưới, gỡ rong biển đóng vào. Đến mùa mưa lũ thì kéo tất về bờ nghỉ ngơi tránh bão.

“Dân biển gọi con nước bất thường này là “con nước đầu hòn”, khắc tinh của nghề lưới đăng, cứ chừng khoảng 10 năm là xuất hiện 1 lần. Nghề lưới đăng làm trong con nước này rất nguy hiểm, vì nước cuốn phăng cả lưới lẫn người khi nào không biết.
Sợ quá, bạn tàu nghỉ gần một nửa lực lượng, sở lưới không còn đủ người làm nên công việc đình trệ”, anh Võ Văn Hòa cho hay.

Mỗi sở lưới có từ 25 đến 30 bạn tàu phục vụ. Trong nghề lưới đăng thì bạn tàu ăn lương cố định, ăn uống chủ sở lưới lo. Những ai chỉ làm việc trên bong tàu thì được nhận mức lương 3,5 triệu đồng/người/tháng; ai phụ trách thêm công việc coi nước, là ngâm mình dưới biển để dò cá và gỡ lưới được nhận mức lương 4,1 triệu/người/tháng...

“Tui phụ trách thêm việc coi nước nên vào thời điểm đánh bắt được cá, ngoài lương hàng tháng, cứ vài 3 ngày chủ sở lưới cho thêm vài ba trăm ngàn. Tiền này tui dành uống rượu với bạn bè mỗi khi tàu vào bờ, tiền lương gửi về cho vợ chi phí nuôi con ăn học.

Mấy tháng nay không đánh bắt được gì mà cứ nhận lương đều đều hàng tháng của chủ sở lưới bọn tui cũng ngại lắm”, anh Hòa tâm sự.

Ông Nguyễn Tiến Thành, chủ sở lưới đăng đang đánh bắt tại Hòn Nọc, bộc bạch: “Suốt mấy tháng nay đánh bắt không có sản phẩm, lương thực cứ phải cung cấp đủ và trả lương đều đều mỗi tháng cho bạn tàu nên các chủ sở lưới đăng ở Nha Trang gần như đuối sức.

Mỗi tháng, sở lưới của tui chi ra đến hơn 120 triệu đồng, nếu tình hình này kéo dài thì khó mà trụ nổi với nghề”.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm