| Hotline: 0983.970.780

Nghề nấm lên hương

Thứ Tư 08/02/2012 , 09:27 (GMT+7)

Với giá tăng ngất ngưởng, tiền đang ùn ùn vào túi người trồng nấm thôn Tân Dân, xã Nhơn An (Bình Định)...

Nguồn nguyên liệu dự trữ để trồng nấm
Ở thôn Tân Dân, xã Nhơn An, nơi được mệnh danh là làng nấm của thị xã An Nhơn (Bình Định), nếu ai vui Tết mà không quên trồng nấm thì giờ đang hân hoan đón mẻ nấm đầu năm. Với giá tăng ngất ngưởng, tiền đang ùn ùn vào túi người trồng nấm.

Sau Tết, trong khi những nông dân khác đang tất tả chạy quanh kiếm việc giải quyết những ngày nông nhàn, cũng là để kiếm ít tiền bù vào khoản chi phí Tết thì những hộ trồng nấm ở thôn Tân Dân đang hưởng lộc đầu năm.

Tôi có mặt tại làng nấm Tân Dân đúng lúc người trồng nấm đang chuẩn bị thu hoạch lứa đầu năm. Sau hơn chục ngày ấp ủ, những vồng rơm đã nhú ra những cây nấm ú na ú nần, hứa hẹn lứa nấm bội thu. Ông Nguyễn Văn Tiên (43 tuổi) ở đội 5 thôn Tân Dân bộc bạch: “Đây là lứa nấm mà chúng tôi chất rơm vào ngày mùng 1, mùng 2 Tết. Hơn thua trong nghề làm nấm là canh sao cho chu kỳ khai thác đúng vào những dịp rằm và cuối tháng âm lịch. Thời điểm này nhà nào cũng làm mâm cúng nên nấm đắt như tôm tươi, tiền vào ùn ùn”.

Theo ông Tiên, muốn thu nấm vào dịp cuối tháng thì chất rơm vào ngày 17-18 âm lịch. Đến ngày 29 là thu đợt 1; sang ngày 30, mùng 1 là thu rộ. Muốn ăn đậm vào ngày rằm như dịp này thì chất rơm vào mùng 1, mùng 2; đến ngày 13 hái đợt 1, sang ngày 14, rằm thu rộ. Hốt bạc!

Sau khi tiếp cận được kỹ thuật trồng nấm tiên tiến, từ năm 2000 đến nay, năng suất cây nấm ở Tân Dân được cải thiện đáng kể. Nếu như trước đây, với 3 sào rơm (750 kg rơm khô), 1 chu kỳ SX chỉ cho khoảng 10 kg nấm thì hiện nay, cũng với số lượng nguyên liệu rơm nói trên, năng suất nấm đã cho tăng lên đến 60kg.

Ông Tiên tính toán: “10 sào rơm (2,5 tấn) tôi mua giá 2,5 triệu đồng. 250 bịch meo giống để làm nấm trên 10 sào rơm, hết 500.000 đồng nữa. Thêm chi phí thuê 250 m2 đất để làm vồng cho 10 sào rơm là 200.000 đồng. Vị chi đầu tư cho 1 lứa nấm tất tần tật là 3,4 triệu đồng. Thu nhập bình quân trên 10 sào rơm được 2 tạ nấm/lứa. Cứ cho giá nấm ở mức thấp nhất là 40.000 đ/kg, 1 lứa SX nấm tôi thu được 8 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 4,6 triệu. Nấm làm quanh năm, mỗi tháng làm được 4 lứa, cứ thế mà lấy tiền đều đều”.

Ấy là ông Tiên nói “khiêm nhường” với cái giá thấp nhất, chứ nấm rơm trong thời điểm sau Tết Nhâm Thìn hiện đang đứng ở giá 80.000 đ/kg. Đó là giá bán tại nơi sản xuất, chứ nếu bán trực tiếp đến người tiêu dùng giá tăng đến 110.000- 120.000 đ/kg. Nghĩa là số lãi sẽ tăng gấp đôi, gấp ba.

Theo những người trồng nấm, nguyên nhân thất bại của cây nấm trước đây là do chưa giải quyết được yếu tố cơ bản trong làm nấm là giữ được ẩm độ cho vồng rơm để khắc phục căn bệnh “thừa nước mô” của cây nấm. Căn bệnh này khiến cây nấm ngả màu vàng, tai nấm đổ mồ hôi rồi dần dần thối rữa. Bây giờ, người trồng nấm ở Tân Dân đã “khiển” được nhiệt độ và ẩm độ cho vồng rơm.

“Đầu ra của cây nấm là... bát ngát. Mỗi sáng sớm, hàng chục tư thương đến tận ruộng nấm thu mua. Nấm rơm của Nhơn An không chỉ cung ứng cho các chợ trong tỉnh mà còn được thương lái đưa lên tận Tây Nguyên, Quảng Ngãi và các tỉnh miền Nam. Những người dân địa phương chuyên mua đi bán lại cây nấm cũng kiếm được 200.000 đ/ngày”, ông Bùi Văn Cư, Chủ tịch UBND xã Nhơn An.

Nếu nhiệt độ nóng quá dẫn tới nấm bị thối rữa. Còn nếu lạnh quá nấm sẽ bị sượng, không phát triển. Ẩm độ nếu để vượt ngưỡng cây nấm sẽ bị xì bọt, tai nấm lúc nào cũng xuất hiện những hạt nước trông như những hạt sương trời, sau đó cây nấm cũng bị thối rữa. Ông Tiên giải thích thêm: “Cách khống chế ngưỡng ẩm độ bằng cách khi phun nước vào vồng, vắt sợi rơm thấy nước vừa rịn ra là ổn, còn nếu nước nhỏ giọt là đã vượt ngưỡng”.

Ông Huỳnh Ngọc Thành, trưởng thôn Tân Dân phấn khởi: “Hiện tại thôn Tân Dân có hơn 20 hộ làm nấm. Người làm “nghiệp dư” mỗi năm cũng thu được khoản lãi từ 100- 150 triệu đồng. Người làm chuyên nghiệp như ông Tiên có năm thu đến nửa tỷ. Học theo cách làm của ông Tiên, các hộ Phan Đình Mưu, Huỳnh Văn Thông và Phan Văn Hậu... là những hộ nghèo ở địa phương, nhưng chỉ sau 1 năm làm nấm đã trở nên giàu có. Hộ ông Mưu từ chỗ làm không đủ ăn giờ vừa cất được ngôi nhà hơn 100 triệu đồng”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân ở các xã lân cận như Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Nghĩa (Tuy Phước)... và cả ở huyện Tây Sơn cũng về tận thôn Tân Dân học nghề trồng nấm. Hầu như ai đến đây học hỏi cũng áp dụng thành công. Đơn cử như võ sư Phi Long Vịnh ở xã Phước Nghĩa (Tuy Phước), sau khi làm nấm; ngoài danh hiệu võ sư, ông còn có thêm danh hiệu nông dân sản xuất giỏi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm