| Hotline: 0983.970.780

Nghề sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp

Thứ Hai 24/06/2013 , 16:12 (GMT+7)

Người tốt nghiệp có thể tự mở cơ sở SX riêng hoặc tìm kiếm việc làm tại các cơ sở SX cây giống lâm nghiệp.

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề.

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn có nhu cầu về SXKD cây giống lâm nghiệp, có sức khoẻ và trình độ học từ THCS trở lên.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: 

+ Về kiến thức:

- Giải thích được khái niệm, nội dung phương pháp khảo sát nhu cầu  thị trường cây giống lâm nghiệp.

- Trình bày được nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký SXKD cây giống lâm nghiệp;

- Liệt kê được tiêu chuẩn chọn vị trí đặt vườn ươm, các công trình cần có trong vườn ươm;

- Trình bày được kỹ thuật nhân giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp chiết, ghép, giâm hom và hạt;

- Nêu được được khái niệm, nội dung hạch toán SXKD cây giống lâm nghiệp;

+ Về kỹ năng

- Khảo sát được nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp;

- Đăng ký được các loại giấy SXKD cây giống lâm nghiệp;

- Thiết kế được vườn ươm phù hợp với thực tế SX;

- Nhân giống được một số loài cây lâm nghiệp bằng các phương pháp chiết, ghép, giâm hom và hạt đạt tiêu chuẩn yêu cầu;

- Hạch toán được các hoạt động SXKD cây giống lâm nghiệp;

+ Về thái độ

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, bảo vệ môi trường trong SX;

- Có ý thức tuân thủ pháp luật trong SXKD cây giống lâm nghiệp;

2. Cơ hội việc làm:

Người tốt nghiệp có thể tự mở cơ sở SX riêng hoặc tìm kiếm việc làm tại các cơ sở SX cây giống lâm nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:           

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo : 3 tháng

- Thời gian học tập : 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu : 400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn đun và kết thúc khóa học 40 giờ

(trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu: 

- Thời gian học tập: 440 giờ

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

+Thời gian học lý thuyết: 67giờ;

+ Thời gian học thực hành: 333 giờ 

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

Trong đó

LT

TH

KT*

MĐ 01

Thiết kế vườn ươm

28

8

12

8

MĐ 02

SX cây giống bằng hạt

104

13

79

12

MĐ 03

SX cây giống bằng hom cành

104

13

79

12

MĐ 04

SX cây giống bằng chiết, ghép

104

13

79

12

MĐ 05

Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống

44

12

24

8

MĐ 06

Đăng ký và hạch toán SXKD cây giống lâm nghiệp

40

8

24

8

 

Ôn, kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

 

Cộng

440

67

297

76

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra mô đun.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề:

 Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề SXKD cây giống lâm nghiệp được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập các mô đun khảo sát nhu cầu cây giống lâm nghiệp, đăng ký và hạch toán SXKD cây giống lâm nghiệp, SX cây giống bằng chiết, ghép, giâm hom cành và hạt cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình đào tạo nghề: SXKD giống cây lâm nghiệp được cấu trúc thành 6 mô đun như sau:

- MĐ 01: Thiết kế vườn ươm có thời lượng là 28 giờ, đây là mô đun cơ sở,  trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về thiết kế vườn ươm.

- MĐ 02: SX cây giống bằng hạt có thời lượng là 104 giờ, đây là mô đun chuyên môn nghề, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng SX cây giống bằng hạt.

- MĐ 03: SX cây giống bằng giâm hom có thời lượng là 104 giờ, đây là mô đun chuyên môn nghề, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng SX cây giống bằng hom cành.

- MĐ 04: SX cây giống  bằng chiết, ghép có thời lượng 104 giờ, đây là mô đun chuyên môn nghề,  trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng SX cây giống bằng chiết, ghép.

- MĐ 05: Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống có thời lượng 44 giờ, mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng khảo sát nhu cầu thị trường cây giống.

- MĐ 06: Đăng ký và hạch toán SXKD cây giống lâm nghiệp có thời lượng là 40 giờ, mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng hạch toán, đăng ký các loại giấy phép SXKD cây giống lâm nghiệp.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học: 

STT

Nội dung kiểm tra

 

Hình thức kiểm tra

Thời gian thi

Kiến thức kỹ năng nghề

 

 

1

Kiến thức nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá

60 phút

2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá

8 giờ

3. Các chú ý khác

    Số học viên nên bố trí khoảng 25 - 30 người/lớp (có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể). Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở SXKD cây giống lâm nghiệp; nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động văn hóa, thể theo khác khi có đủ điều kiện.   

* Để tìm hiểu thông tin chi tiết 06 mô đun nghề SXKD giống cây lâm nghiệp, bạn đọc và các cơ sở dạy nghề có thể download trực tiếp tại đây: Modun 1 - Modun 2 - Modun 3 - Modun 4 - Modun 5 - Modun 6.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm