| Hotline: 0983.970.780

Nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi

Thứ Ba 09/04/2013 , 14:11 (GMT+7)

Người học sau khi hoàn thành khoá học có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước, các trang trại chăn nuôi, các hộ chăn nuôi.

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên.

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Chứng chỉ sơ cấp nghề 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được nội dung xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn.

+ Trình bày được công tác chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất.

+ Trình bày được nội dung quy trình sản xuất thức ăn, đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn.

- K năng:

+ Thực hiện đúng việc xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi.

+ Lựa chọn, phân loại, đánh giá và bảo quản được nguyên liệu sản xuất thức ăn.

+ Chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất.

+ Thực hiện được công việc sản xuất thức ăn, đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn chăn nuôi.

- Thái độ:

+ Cẩn thận sáng tạo, chịu khó học hỏi.

+ Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.

+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

2. Cơ hội việc làm

Người học sau khi hoàn thành khoá học có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước, các trang trại chăn nuôi, các hộ chăn nuôi. Người học có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (Trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khoá học: 20 giờ).

2.2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 120 giờ

+ Thời gian học thực hành: 320 giờ

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO 

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 01

Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi

76

20

48

8

MĐ 02

Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn

84

24

52

8

MĐ 03

Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất

84

24

52

8

MĐ 04

Sản xuất thức ăn

132

28

96

8

MĐ 05

Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn

84

24

52

8

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

20

 

 

20

Tổng cộng

480

120

300

60

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

- Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 02 “Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn”, mô đun 04 “Sản xuất thức ăn” cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun.

Chương trình gồm 5 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi” có thời gian đào tạo là 76 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra, với mục đích trang bị cho học viên khả năng tính toán được nhu cầu dinh dưỡng (đạm, năng lượng, khoáng, vitamin và thức ăn bổ sung) cho các loại vật nuôi.

- Mô đun 02: “Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn” có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra, với mục đích trang bị cho học viên công việc thực hiện thu thập thông tin về nguyên liệu, phân loại nguyên liệu, đánh giá nguyên liệu, lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất, bảo quản và dự trữ nguyên liệu sản xuất thức ăn hỗn hợp.

- Mô đun 03: “Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất” có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích trang bị kiến thức về việc xác định các loại máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất và lựa chọn được các loại máy móc theo yêu cầu kỹ thuật.

- Mô đun 04: “Sản xuất thức ăn” có thời gian đào tạo là 132 giờ trong đó có 28 giờ lý thuyết, 96 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích giúp người học lựa chọn được phương pháp phối trộn thức ăn, xây dựng được công thức hỗn hợp, phối trộn thức ăn, kiểm tra đánh giá đuợc giá trị dinh dưỡng thức ăn, xác định được hao hụt và cân bằng vật chất, lập được sổ theo dõi.

- Mô đun 05: “Đóng gói, bảo squản và sử dụng thức ăn” có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra với mục đích  lựa chọn được các hình thức đóng gói sản phẩm và thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết khoá học

TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Trắc nghiệm hoặc vấn đáp

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

 

 

 

 

3. Các chú ý khác

Trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực tế giáo viên nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở (sản xuất thức ăn đậm đặc, thức ăn viên, thức ăn hỗn hợp…) và tham gia vào quá trình quản lý trong thời gian phù hợp với chương trình đào tạo.

Nên tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

Bạn đọc và các cơ sở dạy nghề có thể download các modun trực tiếp tại đây: Modun 1 - Modun 2 - Modun 3 - Modun 4 - Modun 5.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm