| Hotline: 0983.970.780

Nghệ thuật múa ballet

Thứ Ba 08/03/2011 , 10:16 (GMT+7)

Thế nào là một vở múa ba lê (ballet)? Vở Hồ Thiên nga là của tác giả nào và sáng tác từ bao giờ?

* Thế nào là một vở múa ba lê (ballet)? Vở Hồ Thiên nga là của tác giả nào và sáng tác từ bao giờ?

Lê Văn Đệ, TP Vinh, Nghệ An

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Ba lê (tiếng Pháp: ballet) là một loại hình vũ kịch có nguồn gốc xuất xứ từ triều đình Pháp và được phát triển tại Anh, Ý và Nga thành dạng múa phối hợp. Đây là một dạng múa kỹ thuật hình thể với ngôn từ riêng của mình. Loại hình nghệ thuật này có tầm ảnh hưởng toàn cầu và được giảng dạy tại các trường múa trên khắp thế giới.

Ba lê được dàn dựng bao gồm nhạc (được dàn nhạc trình diễn nhưng đôi khi được ca sỹ hát), và diễn xuất của dàn múa. Loại hình biểu diễn ba lê cổ điển nổi tiếng nhất là ballet cổ điển với động tác uyển chuyển và chính xác. Sau này biến thể của ballet cổ điển có ba lê tân cổ điển và ba lê đương đại. Về mặt từ nguyên, từ ba lê trong tiếng Việt lấy từ tiếng Pháp "ballet" nhưng từ tiếng Pháp này lại được tiếng Anh vay mượn vào khoảng thế kỷ 17. Từ ballet này lại có nguồn gốc tiếng Ý ballo (múa) và có từ nguyên sâu xa hơn từ tiếng Latin ballere, cũng có nghĩa là múa.

Theo Lưu Hải Hà thì vở ba lê Hồ thiên nga của nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovski ra đời từ năm 1877 nhưng vẫn còn rất nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Nó diễn tả được những tâm tư cháy bỏng trong mỗi con người: Tình yêu, ước mơ và cả những thất vọng, sự cám dỗ…Vào thời đó ở Đức Vua Ludvig Đệ nhị rất say mê âm nhạc. Nhà Vua đã cho xây dựng một lâu đài Thiên nga tuyệt đẹp trên sườn núi trông ra Hồ Thiên Nga thơ mộng. Điều này đã gợi niềm cảm hứng cho Tchaikovsky sáng tác nên tuyệt tác này và đặt tên cho hoàng tử, nhân vật chính, một cái tên Đức.

Rất tiếc thời đó người ta chưa đánh giá được hết giá trị của tác phẩm này. Mãi sau khi Tchaikovski mất tới 20 năm thì tác phẩm trứ danh này mới trở nên nổi tiếng và từ năm 1895 được coi là đỉnh cao trữ tình của nhà hát ba lê Nga. Sau đó vở ba lê này đã có mặt trên tất cả các sân khấu ba lê của thế giới.

* Các loài chim di trú bay được một khoảng cách là bao xa. Vì sao chim bay đúng đến nơi trú đông và sau đó trở về được nơi cũ?

Vũ Thị Hòa, Hiệp Đức, Quảng Nam

Theo Arkady Leokum (Đặng Thiền Mẫn dịch) thì Nhạn biển trong một mùa di trú đã bay đi và bay về với một quãng đường dài đến 35.200 km (!). Tổ của chúng kéo dài từ Bắc cực tới phía Nam của Massachussett (đông bắc Hoa Kỳ). Chúng bay từ Bắc cực tới Nam cực trong thời gian là 20 tuần lễ (!), trung bình mỗi tuần lễ bay được 1.600 km (!).

Chim Choi choi vàn Bắc Mỹ (American Golden Plover) bay qua đại dương không ngừng nghỉ, từ miền Nam Nova Scotia (Bắc Mỹ) tới tận Nam Mỹ, qua một chặng đường dài tới 3.850 km (!). Vì sao chúng có thể bay đến địa điểm xác định và trở về đến chỗ đã xuất phát? Đây là một câu hỏi mà các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa tìm ra được câu trả lời nào xác đáng nhất.

 Có giả thuyết là chim cảm ứng với từ trường trái đất, có giả thuyết cho đó là thiên hướng bẩm sinh… Chim di trú vào ngày nào trong năm cũng là chuyện rất khó giải thích. Có thể là do đồng hồ sinh học của chim, dựa vào độ dài ngắn của ngày trong năm, có thể do chim tiết ra một kích tố (hormone) nào đó báo hiệu sắp đến mùa sinh nở để di trú đến những vùng

* Máu có màu đỏ tại sao nhìn qua da thấy các mạch máu nổi lên đều có màu xanh?

Hoàng Minh Hằng, Cẩm Giang, Hải Dương

Mãi đến năm 1990 tiến sĩ Lothar Lilge và các cộng sự ở Trung tâm Nghiên cứu Laser và Ánh sáng Ontario (Canada) mới tìm được câu trả lời. Nguyên do là khi ánh sáng đập vào làn da trắng, thời gian càng lâu thì các bước sóng thuộc dải quang phổ đỏ sẽ thấm càng sâu hơn và bị hấp thụ bởi các mạch máu. Ánh sáng bị phản xạ ngược lại có bước sóng ngắn hơn nên có màu xanh. Hiệu ứng này không rõ với các người da màu tối hay đen.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất