| Hotline: 0983.970.780

Nghề trồng đào ở Thạch Khôi

Thứ Tư 09/01/2008 , 11:26 (GMT+7)

Nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương 5km đi về hướng thị xã Hưng Yên, làng đào Thạch Khôi (Gia Lộc -Hải Dương) từ lâu đã được biết đến với nghề trồng đào khá nổi tiếng.

Nhìn từ trên cao xuống, làngThạch Khôi giống như một đảo hoa đào với sự góp mặt của hàng nghìn cây đào đủ thế, dáng vẻ đang độ chờ đâm nụ, nở hoa. Những cây đào xếp hàng thẳng tắp theo chiều bắc nam làm ngây ngất lòng người chiêm ngưỡng.

Mấy ngày nay làng đào Thạch Khôi luôn tấp nập người ra vào, nhiều người là thương lái ở các tỉnh xa đến. Bất kỳ ai khi được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của đào Thạch Khôi cũng phải trầm trồ khen ngợi. Nhiều khách hàng khi chiêm ngưỡng xong vẻ đẹp đó đã vội vã đặt hàng ngay như sợ ai đó sẽ tranh mất.

Bác Nguyễn Văn Hải- một người có thâm niên gần 20 năm trong nghề, cũng là chủ nhân của hơn 500 gốc đào tâm sự với chúng tôi: "Để có được nghề trồng đào như hôm nay làng Thạch Khôi trải qua không biết bao phen thăng trầm. Cây đào khác với các loại cây khác, nó đòi hỏi việc chăm sóc rất cao tuy vậy nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Có năm cả vườn đào cũng tốt tươi thế này nhưng khi sắp đến Tết Nguyên đán thì trời đổ mưa đá, rồi sương muối khiến hoa đào chưa kịp nở đã tàn rụi. Cả làng đào thất thu. Bao nhiêu vốn liếng, công sức của người dân coi như xôi hỏng bỏng không".

Cây đào là vậy. Những ngày giáp tết, dân trồng đào luôn chân luôn tay, cắt tỉa chăm chút tỉ mỉ từng gốc đào ghép. Không chỉ có vậy người trồng đào luôn phải ngóng trời nhìn đất, thấp thỏm lo âu.

Bác Hải nhớ lại những năm 1990, khi người dân Thạch Khôi mạnh dạn chuyển gần hết diện tích đất nông nghiệp sang trồng đào. Nhiều người làng cất công lên tận Sa Pa- Lào Cai để tìm gốc đào giống, sau đó họ phải lặn lội đến các làng trồng đào khác để học hỏi kinh nghiệm ghép đào bích cùng kinh nghiệm chăm sóc. Những năm tháng đầu tiên, đã có lúc làng đào Thạch Khôi tưởng chừng như không thể đứng nổi. Người trồng đào đã phải nhiều lần chặt phá hàng ngàn gốc đào. Một phần vì thời tiết khắc nghiệt, phần khác thiếu kinh nghiệm, có năm tết qua một thời gian rồi đào mới nở, có vườn nở đúng tết nhưng chẳng có người mua vì đào phai thì nhợt nhạt, đào thế không ra hình gì.

Bây giờ thì khác, vẫn đất đó, con người đó nhưng giờ đây đào Thạch Khôi đã khác xưa rất nhiều. Mỗi độ tết đến xuân về, khách hàng ở khắp mọi miền đất nước lại kéo về. Nhiều người còn lặn lội mang những cây đào thế đến thuê dân Thạch Khôi chăm sóc hộ. Con đường 17A qua Thạch Khôi lúc nào cũng nhộn nhịp với đủ các loại ô tô, container về đặt hàng mua hoa đào.

Tên tuổi đào Thạch Khôi được nhiều người trong Nam ngoài Bắc biết đến. Trong làng nhiều nhà giàu lên trông thấy từ nghề trồng đào đào, có nhà còn lên được cả nhà lầu xe hơi. Trung bình một hộ có từ 2 đến 3 sào ruộng trồng đào. Mỗi sào khoảng 120 gốc cho thu nhập trên 30 triệu đồng. 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm