| Hotline: 0983.970.780

Nghị định 108 có gỡ được nút thắt' trong sản xuất, kinh doanh phân bón?

Thứ Sáu 10/11/2017 , 08:16 (GMT+7)

Ngày 9/11, tại Hội nghị đánh giá tình hình SXKD, sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và triển khai Nghị định số 108 của Chính phủ, các đại biểu tham dự đã chỉ ra hàng loạt vấn đề bất cập hiện nay.

Dùng nửa triệu tấn phân bón/năm

Thanh Hóa có diện tích sản xuất trồng trọt lớn, mỗi năm gieo trồng trên 433.000 ha cây hàng năm, ngoài ra còn có trên 17.000 ha cao su, gần 14.000 cây ăn quả, 668.000 ha cây lâm nghiệp khác.

15-33-45_2
15-33-45_3
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của tỉnh Thanh Hóa thu được nhiều kết quả khả quan: lượng lương thực 1,7 triệu tấn, luôn vượt kế hoạch đề ra; thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích liên tục tăng, đạt 83 – 85 triệu đồng/ha. Tổng giá trị thu nhập ngành trồng trọt năm 2017 dự kiến đạt 13.505 tỷ đồng.

Hàng năm tỉnh Thanh Hóa sử dụng gần 500.000 tấn phân bón các loại, bao gồm trên 350.000 tấn phân bón vô cơ, trên 120.000 tấn phân bón hữu cơ... Tính đến hết tháng 10/2017 toàn tỉnh có 30 DNSX phân bón, trong đó 21 DN phân bón vô cơ, 8 DN phân bón hữu cơ, các DN còn lại đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục.

Từ kết quả thực tiễn, ông Lê Như Tuấn, GĐ Sở NN-PTNT nhận định: Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư SXKD các loại vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón.
 

Nhiều hạn chế, bất cập

Ông Nguyễn Hồng Phong, TGĐ Cty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông bày tỏ quan điểm: “Dưới góc nhìn của một DN, chúng tôi cho rằng ngành phân bón phải hoàn thành 3 sứ mệnh. Thứ nhất phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho 10 triệu ha đất nông nghiệp, thứ hai các đơn vị SX phân bón phải cải thiện chất lượng sản phẩm để nông sản Việt Nam đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cuối cũng là đủ sức tham gia sân chơi quốc tế”.

Về nguyên nhân chủ quan, do trước đây chồng chéo công tác quản lý nhà nước (ở Trung ương giao cùng lúc 2 Bộ NN-PTNT và Công thương, tại địa phương cũng giao cho 2 ngành) nên quá trình quản lý, kiểm tra và xử lý chưa phát huy được tối đa hiệu quả như mong đợi.

Phân bón là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, từ đó dẫn đến việc phát sinh rầm rộ cá thể kinh doanh nhỏ lẻ. Điều này vô hình chung gây nên thất thiệt lớn cho các DN làm thật, nghiêm trọng hơn chính nông dân lãnh hậu quả trực tiếp.

Lúc này chỉ một số ít DN tiến hành đầu tư quy mô lớn, áp dụng quy trình công nghệ cao (Cty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông, Cty Minh Tiến, Cty CP Hàm Rồng, Cty Thần Nông…), còn lại đa phần SX nhỏ lẻ, công nghệ còn thiếu và yếu.

15-33-45_7
Những năm qua Tiến Nông luôn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón

Riêng nguồn nguyên liệu chủ yếu SX phân bón tổng hợp NPK là đạm, lân, kali đơn phải tiến hành nhập từ nơi khác dẫn đến tình trạng thụ động, kéo theo biến động về giá cả, thị trường. Đáng ngại hơn, có những hộ chạy theo lợi nhuận không ngần ngại kinh doanh cả những mặt hàng giả hoặc quá hạn sử dụng. Nhìn chung các đơn vị SX phân bón hữu cơ và phân bón khác trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu.

Trong khi đó, từ năm 2014 đến tháng 9/2017, ngành Công thương đã chỉ đạo Chi cục QLTT và các đơn vị thực hiện 526 vụ thanh tra, kiểm tra liên quan đến phân bón vô cơ, xử lý đến 381 vụ. Ngành chức năng đã phát hiện, tiêu hủy 50.800 kg phân bón giả, tịch thu 1.600 bao bì giả nhãn hiệu; phát hiện 3.325 kg phân bón các loại quá hạn sử dụng, 1.620 kg bột đá nguyên liệu dùng SX phân dúi giả… phạt tiền 2.379,48 triệu đồng.

Kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: VTNN là 1 trong 5 vấn đề nổi cộm trên địa bàn. Quá trình quản lý theo Nghị định 202 lâu nay tồn tại rất nhiều bất cập, trong thời gian tới yêu cầu Sở NN-PTNT thực hiện có hiệu quả Nghị định 108/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón cũng như các quy định hiện hành của nhà nước, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh để có phương án chỉ đạo sâu sát đến các địa phương.

15-33-45_6
Ông Nguyễn Đức Quyền, PCT UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng VTNN là vấn đề nổi cộm

15-33-45_5Ông Hoàng Trung (ảnh), Cục trưởng Cục BVTV nhận định, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP thay thế được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được những nút thắt còn tồn tại bấy lâu.

Nghị định mới có một số nội dung trọng tâm như sau: quản lý chất lượng ngay từ đầu vào; phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành tại Việt Nam (trừ một số loại không phải khảo nghiệm theo quy định); cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện SX thay cho Giấy phép SX, thời hạn kéo dài 5 năm; 100% các lô hàng phân bón NK phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan kiểm tra là Cục BVTV; sản phẩm phải ghi nhãn theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa…

 

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.