| Hotline: 0983.970.780

Nghị định về phân bón bỏ quy định xác nhận quảng cáo

Thứ Hai 23/09/2019 , 08:57 (GMT+7)

Theo dự thảo Nghị định quản lý về phân bón hướng dẫn Luật Trồng trọt thay thế cho Nghị định 108 về quản lý phân bón ban hành ngày 20/9/2017 Bộ NN-PTNT trình Chính phủ, yêu cầu xác nhận quảng cáo phân bón tại Sở NN-PTNT đã được Cục Bảo vệ thực vật loại bỏ.

13-57-46_sn_phm_phn_bon_phu_my_duoc_b_con_nong_dn_tin_tuong_lu_chon_4
Bỏ quy định quảng cáo phân bón không gây phiền hà cho DN.

Cụ thể, theo Điều 24 về Quảng cáo phân bón tại dự thảo Nghị định quản lý phân bón thay thế Nghị định 108, quy định quảng cáo phân bón được đơn giản, rút gọn nhau sau:

Phân bón có quyết định công nhận phân bón lưu hành ở Việt Nam được quảng cáo theo quy định của pháp luật quảng cáo. Nội dung quảng cáo phân bón phải theo đúng nội dung trong quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp quảng cáo phân bón bằng phương thức hội chợ, triển lãm thực hiện quảng cáo theo nội dung Giấy phép nhập khẩu phân bón đã được cấp.

Trong khi đó, tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón ban hành ngày 20/9/2017, Điều 35 Quảng cáo phân bón quy định: Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo phân bón và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

Theo đó, trước khi quảng cáo doanh nghiệp phải nộp 1 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, gồm: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108; Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón bao gồm: Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc quyết định công nhận phân bón lưu hành; Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất; Hai kịch bản quảng cáo và 1 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, Sở NN-PTNT phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108 cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Theo quy định về quảng cáo phân bón tại Nghị định 108, việc thực hiện xác nhận quảng cáo tại Sở NN-PTNT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp phân bón đóng trụ sở làm việc có nhiều nội dung chưa rõ, thậm chí bất cập, chồng chéo Luật Quảng cáo, gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi đa phần các doanh nghiệp đều bán sản phẩm của mình tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Lấy ví dụ, Sở NN-PTNT Hà Nội hay Sở NN-PTNT TP. Hồ Chí Minh rất khó để xác nhận quảng cáo cho doanh nghiệp phân bón quảng cáo sản phẩm bón cho cây công nghiệp, cây cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả tại Tây Nguyên và ĐBSCL bởi thực sự không thuyết phục và không hợp lý, mang nặng tính hình thức.

Chưa kể, hiện Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/11/2013 hướng dẫn Luật Quảng cáo 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012 cũng đã có quy định rất rõ về việc quảng cáo phân bón tại Điều 11.

Đặc biệt, riêng quảng cáo phân bón trên các phương tiện báo chí, truyền thông thì tại Luật Báo chí số: 103/2016/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 5/4/2016 tại Điều 44. Quảng cáo trên báo chí cũng đã quy định: Báo chí được đăng, phát quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định của pháp luật về quảng cáo.

Trong khi đó, để sản phẩm phân bón được phép sản xuất và kinh doanh theo Nghị định 108 doanh nghiệp phân bón phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, như: Giấy phép sản xuất phân bón, hợp chuẩn hợp quy chứng nhận chất lượng phân bón và giấy chứng nhận lưu hành phân bón.

Bản thân trong quyết định chứng nhận lưu hành phân bón do Cục Bảo vệ thực vật cấp có ghi đầy đủ mã số từng loại phân bón, công thức, hàm lượng, thành phần, bao bì, nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, liều lượng, đồng đất, cây trồng… Nếu doanh nghiệp quảng cáo sai chứng nhận lưu hành Cục Bảo vệ thực vật hoàn toàn có thể xử phạt, còn với cơ quan báo chí nếu quảng cáo sai sự thật cũng đã có Bộ TT&TT xử phạt. Vì thế quy định xác nhận quảng cáo phân bón thực sự không cần thiết và làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Xem thêm
10 năm không được áp thuế GTGT, doanh nghiệp phân bón 'thiệt đơn thiệt kép'

Việc phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kéo dài từ 2015 khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước thiệt hại lớn, giá thành tăng, lợi nhuận giảm, vị thế cạnh tranh yếu.

Nắng nóng kéo dài cộng mùa vụ liên tục, cây lúa đối mặt nhiều bất lợi

Plastimula 1SL là giải pháp hỗ trợ cây lúa vượt qua ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài trong giai đoạn đầu vụ hè thu.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Aquavina đồng hành cùng người nuôi tôm ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao.

Bình luận mới nhất